Giải đáp nhanh: Ăn gì để giảm axit dạ dày tốt nhất?
Dư thừa axit dạ dày là bệnh lý mà khá nhiều người gặp phải, gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Vậy ăn gì để giảm axit dạ dày? Hãy cùng tham khảo một số thực phẩm nên và không nên bổ sung để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm ngay sau đây!
Dấu hiệu của dư thừa axit dạ dày
Axit dạ dày được hiểu là thành phần trong dịch vị dạ dày. Nó có vai trò trong việc phân hủy và tiêu hóa thức ăn. Từ đó giúp các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ dễ dàng hơn. Đối với người bình thường, HCL trong cơ thể sẽ có nồng độ dao động trong khoảng từ 0,0001 cho tới 0,001 mol/lít. Khi axit dạ dày thấp hay cao đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Nếu hiện tại axit dạ dày ở mức cao, điều này đồng nghĩa với việc lượng axit dư thừa bị tích tụ, khiến cho thành dạ dày bị ăn mòn. Một số trường hợp còn gặp phải hiện tượng trào ngược, ảnh hưởng trực tiếp tới thực quản. Lâu dần, niêm mạc dạ dày chịu tổn thương bị khoét sâu gây ra xuất huyết dạ dày, viêm nhiễm hoặc thủng dạ dày.
Nếu như bạn đang gặp phải những biểu hiện sau đây thì cần phải áp dụng phương pháp giảm axit dạ dày nhanh chóng:
- Hôi miệng – miệng có vị chua,
- Ợ chua, đầy hơi,
- Sôi bụng,
- Nước tiểu có màu sẫm, tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài,
- Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi,
- Da bị mụn hoặc khô,
- Khó tập trung trong công việc, đầu óc căng thẳng,
- Dễ buồn nôn…
Ăn gì để giảm axit dạ dày?
Với câu hỏi ăn gì để giảm axit dạ dày, bạn cần bổ sung các thực phẩm sau đây trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
Ăn gì để giảm axit dạ dày – bổ sung chuối
Rất nhiều người cho rằng nếu đang gặp phải vấn đề về dạ dày thì tốt nhất không nên ăn chuối. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chuối là thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa. Trong thành phần của chuối có chứa hàm lượng kali dồi dào giúp chất nhầy được sản xuất nhiều hơn để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, thành phần pectin còn giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau và cải thiện các triệu chứng liên quan tới dạ dày.
Nhưng cũng cần chú ý, với trường hợp axit dạ dày ở mức cao nếu ăn chuối sai cách có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Do đó, khi ăn chuối bạn chỉ nên chọn quả chín, không được ăn khi đói thay vào đó, nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút, nên chọn chuối tây, chuối ngự để kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.
Ăn gì để giảm axit trong dạ dày – bổ sung rau cải xanh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, rau cải xanh là loại rau đem tới nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, rau cải xanh còn giúp giải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa và làm lành những tổn thương tại dạ dày.
Trong thành phần của rau cải xanh có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào chẳng hạn như albumin, chất xơ, vitamin K, vitamin E, vitamin C, vitamin A…. Những chất này giúp quá tình tiết axit dịch vị giảm đáng kể, làm lành tổn thương và giảm đau dạ dày.
Ăn gì để giảm axit dạ dày – bổ sung gừng
Nếu bạn đang băn khoăn vì không biết ăn gì để giảm lượng axit trong dạ dày, vậy thì hãy bổ sung ngay gừng trong bữa ăn hàng ngày. Đây là một loại gia vị và vị thuốc được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, nhất là trong việc điều trị viêm loét và axit dạ dày gây ra đau.
Trong y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay. Ngoài ra, gừng còn chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Với những người bị bệnh về hô hấp, tiêu hóa có thể sử dụng gừng để cải thiện tình trạng. Đặc biệt, gừng còn giúp giảm axit dạ dày tiết ra, loại bỏ triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, trào ngược thực quản.
Để sử dụng gừng để giảm axit dạ dày, bạn cần thực hiện như sau:
- Sử dụng trà gừng: Gừng rửa sạch, gọt sạch vỏ, thái thành từng lát mỏng. Đem hãm cùng với nước sôi để uống vào buổi sáng. Nó có tác dụng trong việc kích thích hệ tiêu hóa, giúp tinh thần sảng khoái. Ngoài ra bạn có thể mua trà gừng pha sẵn tại các siêu thị uống cũng có tác dụng tương tự.
- Nước gừng và mật ong: 2 nguyên liệu này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu quả cao trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Gừng tươi đem rửa sạch, gọt sạch vỏ rồi xay nhuyễn lấy nước cốt. Cho nước cốt gừng cùng một muỗng cà phê mật ong vào cốc nước ấm. Sử dụng nước này để uống.
- Sử dụng gừng trong món ăn: Bạn có thể sử dụng gừng kết hợp với các món ăn khác nhau như gừng kho bò, gà rang gừng… Nó không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn mà còn rất tốt đối với sức khỏe.
Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày – bổ sung đu đủ chín
Đu đủ được biết tới là thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày hiệu quả. Trong quả đu đủ có chứa thành phần giúp giải độc, giải nhiệt, nhuận phế, thanh tâm, tan đờm, bổ tỳ vị, ấm dạ dày, nhuận táo.
Ở trong dân gian, để chữa các bệnh lý về dạ dày thường áp dụng sử dụng hoa đu đủ hoặc lá đu đủ. Trong thành phần có chứa chất oxy hóa giúp ngăn chặn hiện tượng viêm loét, thúc đẩy vết loét tại dạ dày được làm lành.
Ăn gì để cân bằng độ pH – bổ sung phật thủ
Trong đông y, phật thủ có vị chua, đắng và cay, tính ấm tác động vào kinh phế và tỳ. Nó có tác dụng trong việc hóa đờm, chỉ thống, chỉ khái, kiện vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của phật thủ có chứa hàm lượng hesperidin và flavonoid có tác dụng trong việc trị đau dạ dày, giảm tiết axit.
Bạn có thể sử dụng 15 đến 20g phật thủ tươi đem rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Cho vào trong nồi đun với nước khoảng 15 phút. Cho nước cho ngoài uống thay nước lọc mỗi ngày để cân bằng độ pH trong dạ dày hiệu quả.
Uống gì để trung hòa axit trong dạ dày – bổ sung nước ion kiềm
Trong nước ion kiềm có chứa tính kiềm tự nhiên tương tự như rau xanh. Loại nước này có tác dụng trong việc bổ sung chất khoáng, tính kiềm cho cơ thể. Mỗi ngày uống từ 2 đến 2.5 lít nước, với độ pH từ 8.5 đến 9.5 chính là cách đơn giản nhất để axit dư thừa trong dạ dày được trung hòa. Nó sẽ giúp giảm ngay triệu chứng của tình trạng axit dạ dày gây đau hoặc trào ngược.
Kiêng gì để giảm axit dạ dày?
Ngoài những thức ăn trung hòa axit dạ dày bạn nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để tình trạng thuyên giảm bạn cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
- Đồ uống có cồn: Những loại đồ uống có cồn thường khiến cho axit trong dạ dày cao hơn bình thường. Với những người thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ tăng nồng độ axit cao hơn gấp 5 lần so với bình thường.
- Đồ ăn chua: Một số đồ chua như quất, chanh, cà muối, dưa muối… thường có tính axit cao. Khi đi vào dạ dày khiến H+ tăng lên dễ gây ra các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Đồ ăn cay nóng: Đây là hung thần gây tác động xấu tới dạ dày. Nó khiến cho dạ dày bị kích thích, co bóp cơ trơn và dẫn tới triệu chứng nôn hoặc buồn nôn. Lâu dần sẽ làm cho axit dạ dày tăng, hình thành ổ viêm loét.
Trên đây là thông tin liên quan tới ăn gì để giảm axit dạ dày, các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý để khắc phục những tình trạng khó chịu và giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!