Độ pH trong cơ thể người mức bao nhiêu là tốt? Cách duy trì
Độ pH trong cơ thể người nằm ở phạm vi rất hẹp giữa 7,35-7,45 và bất kỳ thay đổi nhỏ nào ngoài phạm vi này đều có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, các cơ chế duy trì độ cân bằng pH sẽ giúp khôi phục mất cân bằng điện giải, cải thiện tình trạng sức khỏe một cách hiệu quả.
Độ pH trong cơ thể người là gì?
PH là thước đo nồng độ ion hydro – hay nói cách khác là thước đo xác định độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch. Các dung dịch nước ở 25 ° C (77 ° F) có độ pH nhỏ hơn 7 sẽ mang tính axit, trong khi những dung dịch có độ pH lớn hơn 7 là bazơ hoặc kiềm. Cơ thể con người nên duy trì độ pH ở mức 7,2 có tính kiềm vừa phải nhằm chống lại các tác nhân có hại.
Độ pH trong cơ thể người có chỉ số là 7,4 và nó cần duy trì mức độ này để hoạt động tốt nhất. Mọi thứ chúng ta tiêu thụ đều có độ pH riêng. Vì vậy, cơ thể chúng ta phải làm việc liên tục để khôi phục lại sự mất cân bằng này. Quá trình này được gọi là cân bằng nội môi tế bào – khả năng duy trì sự cân bằng của cơ thể khi đối mặt với những yếu tố có hại bên ngoài.
Cơ thể con người được tạo thành từ 70% là nước. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nước đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định mức độ pH tự nhiên của chúng ta. Đó là một trong những lý do chúng ta cần uống đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nước có độ pH từ 7,2 đến 7,8 là lý tưởng để duy trì sức khỏe tốt.
Khi chúng ta uống chất lỏng quá chua hoặc quá kiềm, nó có thể phá vỡ sự cân bằng pH của cơ thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm, nấm men và ký sinh trùng. Vậy nên hãy chọn những nguồn nước tinh khiết có độ pH vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Độ pH của các cơ quan khác nhau trong cơ thể
Độ pH của máu dao động từ 7,35-7,45 trong khi đó độ pH của các cơ quan khác lại không giống vậy. Theo các chuyên gia, độ pH trong cơ thể phản ánh mức độ ion H+ và OH- của các cơ quan. Nếu pH thấp tức là cơ thể đang nhiều ion H+, ngược lại nếu pH cao thì cơ thể đang dư thừa OH-. Đặc biệt khi nồng độ pH giảm xuống dưới 6.9, cơ thể có thể dẫn đến hôn mê. Độ pH của nước bọt thường dao động từ 6,5 đến 7,5. Sau khi nuốt, thức ăn đến dạ dày ở mỗi vị trí sẽ có pH khác nhau như: Phần trên có độ pH 4−6,5, trong khi phần dưới có tính axit cao với độ pH 1,5−4,0. Đặc biệt khi thức ăn vào ruột nó sẽ có tính kiềm nhẹ với độ pH từ 7-8,5.
Việc cơ thể mất cân bằng pH thường là các trường hợp cơ thể có độ pH quá thấp từ 0 đến 5 gây ra tính axit cao. Độ pH quá axit buộc cơ thể bạn phải “mượn” kali, natri, canxi và các khoáng chất khác từ xương để giúp trung hòa axit, đào thải chất độc tố ra khỏi cơ thể qua mồ hôi hoặc nước tiểu.
Sự thay đổi bất thường do độ pH trong cơ thể người có thể gây ra chứng huyết áp cao và các vấn đề về tim, loãng xương, tiểu đường, béo phì và sỏi thận. Nó cũng sẽ gây ra các hiện tượng xáo trộn trong quá trình sản xuất Hormone khi cơ thể trong trạng thái nhiễm axit nhẹ vì buồng trứng và tinh hoàn bị mất khoáng chất do axit cao.
Ngoài ra, mức độ pH thấp (nhiễm kiềm) ít phổ biến hơn mức độ pH cao. Các biểu hiện khi cơ thể nhiễm kiềm như: Co thắt cơ, buồn nôn, tê chân tay, run hoặc co giật…Điều trị độ pH mất cân bằng bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn, tăng cường hoạt động thể chất, uống nhiều nước hơn và các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn để cải thiện mức độ pH thấp hoặc cao nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị này bao gồm nâng cao độ pH bằng natri bicarbonat tiêm tĩnh mạch, dùng natri citrat để cải thiện chức năng của thận và giúp khôi phục sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe.
Tác động của việc thay đổi cân bằng độ pH trong cơ thể người
Các cơ quan khác nhau hoạt động ở mức pH tối ưu của chúng. Ví dụ, enzyme dạ dày yêu cầu pH thấp để hoạt động và phân hủy thức ăn, trong khi các enzyme trong ruột yêu cầu pH cao hoặc môi trường kiềm để hoạt động. Tương tự, bất kỳ sự tăng hoặc giảm độ pH trong máu đều có thể dẫn đến một số rối loạn gây ảnh hưởng có hại đến cơ thể con người.
Thông thường, thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Độ pH bằng 7 là trung tính. Độ pH nhỏ hơn 7 là axit có thể đốt cháy chúng ta. Độ pH lớn hơn 7 là bazơ hoặc kiềm, có thể làm tan thịt. Người ta đã xác định được rằng độ pH của da ẩm là khoảng 5,5 vì vậy nếu chúng ta thoa một số loại kem hoặc xà phòng có độ pH thấp hơn hoặc cao hơn có thể gây kích ứng hoặc bỏng. Ngược lại nếu độ pH lớn hơn 10 hoặc nhỏ hơn 3, da có thể bị hòa tan, gây ra tổn thương lớn. Như vậy có thể thấy việc biết được độ pH của các chất là hết sức quan trọng đối với chúng ta trước bất kỳ sản phẩm hóa học nào.
Bên cạnh đó, thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ pH trong cơ thể người. Độ pH trong dạ dày của chúng ta là 1,4 do axit HCL có trong nó và rất hữu ích để phân hủy thức ăn. Một số loại thực phẩm và sự kết hợp của chúng có thể khiến dạ dày tạo ra nhiều axit hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, axit có thể làm thủng dạ dày gây ra vết loét. Việc có nhiều axit trong dạ dày còn có thể gây ra trào ngược thực quản với những triệu chứng điển hình như ợ chua, ợ nóng,…
Theo các chuyên gia, độ pH trong cơ thể có tính kiềm nhẹ, cơ thể không thể tự chữa lành. Bạn sẽ không thể cải thiện sức khỏe răng miệng hoặc sức khỏe tổng quát của mình cho đến khi độ pH trên 7. Hầu hết tất cả các loại thuốc (không kê đơn & theo toa) đều thể khiến độ pH có tính axit cao nếu dùng quá nhiều. Việc sửa chữa tổn thương của cơ thể sẽ bị axit làm suy giảm khả năng loại bỏ các kim loại nặng và khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi và ốm yếu. Mọi thứ xoay quanh ở độ pH cân bằng. Khi độ pH của cơ thể giảm xuống, các enzym bị ngừng hoạt động tạo ra sự gián đoạn quá trình tiêu hóa, thức ăn không được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra việc cân bằng tính kiềm sẽ giúp phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Một trong những yếu tố liên quan nhất đến sự hình thành sỏi trong thận là sự thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu. Chúng ảnh hưởng đến độ hòa tan và kết tinh của các thành phần khác nhau trong nước tiểu. Nếu nước tiểu có tính kiềm (với giá trị pH cao hơn 6.2), trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu, nó sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi phosphat (canxi hoặc struvite) và canxi oxalat. Ngược lại, nếu nước tiểu có hàm lượng axit cao (với giá trị pH thấp hơn 5,5) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của sỏi axit uric, cystine và canxi oxalat. Vì vậy để tránh bệnh hình thành và tái phát việc kiểm soát độ pH nước tiểu nên duy trì ở mức an toàn, nghĩa là duy trì độ pH của nước tiểu từ 5,5 đến 6,2.
Sự bất thường trong cân bằng axit-bazơ
Các bất thường trong cân bằng axit-bazơ gồm hai loại: nhiễm toan và nhiễm kiềm. Trong nhiễm toan, pH máu thấp hoặc có quá nhiều axit trong máu. Trong khi đó nhiễm kiềm, pH máu cao hoặc có quá nhiều bazơ trong máu. Nhiễm toan và nhiễm kiềm có thể do thận mất cân bằng bài tiết axit-bazơ hoặc nồng độ CO2 trong máu bị thay đổi do rối loạn hô hấp.
Có một số yếu tố đan xen nhau làm tăng – giảm độ pH bao gồm:
- Căng thẳng tột độ.
- Chất độc môi trường – chất gây ung thư hóa học trong thực phẩm, không khí và nước.
- Dược phẩm – hầu hết các loại thuốc (không kê đơn & theo toa) đều có khả năng tăng tính axit cho cơ thể.
- Thiếu ngủ
- Rối loạn nhịp thở khi ngủ, chẳng hạn như Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
- Thiếu tập thể dục
- Yếu tố dinh dưỡng chứa quá nhiều chất béo và dầu không lành mạnh hoặc ăn quá nhiều thực chứa tính axit cũng khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và chuyển hóa.
Vì vậy, việc lựa chọn các loại thực phẩm như rau, trái cây và hạt được coi là có tính kiềm và hạn chế các loại thịt, đậu, ngũ cốc có tính axit sẽ giúp bạn có chế độ ăn bảo vệ sức khỏe. Sữa, trứng và thực phẩm chế biến không nên sử dụng quá nhiều, vì nó không có tính kiềm nếu bạn muốn ăn kiêng giảm cân. Một chế độ ăn uống tập trung vào các thành phần có nguồn gốc thực vật là lựa chọn tốt nhất nếu cơ thể bạn đang trong tình trạng bất ổn độ pH.
Cách cân bằng và duy trì độ pH trong cơ thể
PH trong cơ thể con người hoàn toàn có thể cân bằng theo những cách làm sau:
- Sử dụng nước ion kiềm
Nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người. Tuy nhiên những cơ thể dư thừa axit do thói quen xấu từ rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc chứa nhiều dầu mờ thì việc uống nước lọc thôi chưa đủ. Lúc này người bệnh cần tăng cường bổ sung nước giàu tính kiềm để giảm bớt tính axit trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, thay vì sử dụng nước kiềm nhân tạo hoặc nước kiềm được tạo ra từ công nghệ gốm khoáng bạn có thể ưu tiên bổ sung loại nước có tính kiềm tự nhiên. Đây là nguồn nước giàu hydrogen và nhiều vi khoáng có lợi cho sức khỏe. Loại nước này cũng đã được bộ y Tế Nhật Bản khuyến cáo sử dụng nhằm tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Được biết nước ion kiềm có kích thước siêu nhỏ, khả năng thẩm thấu sâu vào từng tế bào nên cho hiệu quả rất nhanh. Bạn bạn có thể sử dụng nước ion kiềm đóng chai hoặc loại nước được tạo ra trực tiếp từ máy điện giải. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, tính kiềm trong nước đóng chai chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, do đó bạn vẫn ưu tiên sử dụng loại nước kiềm được tạo ra từ máy điện giải.
- Bổ sung rau củ quả xanh
Hầu hết các loại rau củ quả đều mang sẵn tính kiềm do đó việc dung nạp thường xuyên sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, bổ sung vitamin cần thiết. Một số loại rau củ quả giàu tính kiềm bạn có thể tham khảo như:
Cải bó xôi: Thực phẩm này chứa rất nhiều khoáng chất có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Do đó nếu bổ sung thường xuyên cơ thể sẽ được không bị axit cao.
Ớt chuông: Các nghiên cứu khoa học cho biết, ớt chuông có tính kiềm cao nên sử dụng thường xuyên sẽ giúp cơ thể tự sản sinh kháng thể, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch.
Cần tây: Thực phẩm này có chứa coumarin và phtalic, đây đều là những hoạt chất rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu, giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Bơ: Bơ là loại quả có tính kiềm rất mạnh, khả năng trung hòa axit dạ dày cao đã được kiểm nghiệm.
- Tránh stress, suy nghĩ tiêu cực
Việc để cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng sẽ khiến lượng axit tiết ra nhiều, gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy để cân bằng độ pH trong cơ thể người bạn nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp với lối sống khoa học, tránh những suy nghĩ tiêu cực, khiến bản thân rơi vào bế tắc. Một vài nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc thường xuyên cười nhiều sẽ giúp cơ thể tăng cường kháng thể, hạn chế bệnh tật rất tốt.
Độ pH trong cơ thể người là gì, cách cân bằng ra sao chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc sẽ biết cách phòng ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi sự mất cân bằng pH. Lưu ý, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ kịp thời phát hiện ra vấn đề bất thường và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!