Những điều cần biết về độ pH trong máu người bình thường
Độ pH trong máu người bình thường cho biết độ axit hoặc bazơ của các bộ phận bên trong. Việc thay đổi độ pH trong máu có thể cảnh báo các vấn đề y tế tiềm ẩn. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu được các dấu hiệu, mức độ và biện pháp cân bằng độ pH trong cơ thể.
Độ pH trong máu là gì?
PH máu được gọi là độ axit hoặc kiềm của máu. Độ pH bằng 7 là trung tính. Độ pH thấp hơn 7, máu sẽ có tính axit và pH lớn hơn 7, máu sẽ có tính bazơ. Theo các chuyên gia, rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong máu bao gồm những gì ăn vào, nôn mửa, tiêu chảy, chức năng phổi, chức năng nội tiết, chức năng thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Độ pH trong máu người bình thường được xác định dao động từ 7,35 đến 7,45.
Trong các hoạt động trao đổi của cơ thể thì việc duy trì độ ổn định pH cho các bộ phận là rất quan trọng, nhất là nồng độ pH của máu. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc trao đổi chất và nuôi dưỡng các tế bào bên trong.
Mức độ pH trong máu người bình thường
Bài viết này sẽ cho biết mức độ pH trong máu người bình thường là bao nhiêu và điều gì có thể khiến mức độ pH di chuyển ra ngoài phạm vi cho phép. Những tình trạng có thể xảy ra với cơ thể nếu nồng độ pH trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường.
Để quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động hiệu quả thì độ pH trong máu cần giữ ở mức 7,35 đến 7,45. Các hoạt động trong các cơ quan của cơ thể có thể tạo ra axit (đa phần là axit cacbonic), từ đó cơ thể có chức năng phản hồi nhằm điều chỉnh mức độ pH của máu một cách ổn định nhất.
Ngoài ra, cơ quan chính giúp điều chỉnh độ pH trong cơ thể là phổi và thận, chúng hoạt động cùng một lúc bằng cơ chế đệm hóa học giúp cân bằng độ pH khắp các tế bào trong cơ thể người. Trong quá trình hô hấp, việc thở ra các khí carbon dioxit sẽ giúp phổi điều chỉnh được nồng độ pH ngăn máu trở nên quá axit và duy trì được mức độ pH chúng ta cần có.
Ngoài vai trò đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể, thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì nồng độ pH của cơ thể. Thông qua hệ thống bài tiết nước tiểu lượng axit sẽ được đẩy ra ngoài, trong quá trình này thận cũng sẽ sản xuất và cân bằng lượng bicarbonat – chất giúp cơ thể cân bằng PH. Những thay đổi này thường mất rất nhiều thời gian so với những thay đổi xảy ra do hô hấp, có thể mất vài giờ hoặc vài ngày.
Nguyên nhân thay đổi pH máu
Việc thay đổi độ pH trong máu được xác định do những nguyên nhân chính như:
PH máu cao
Nhiễm kiềm sẽ xảy ra khi độ pH trong máu của bạn cao hơn mức cho phép. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiễm kiềm và sinh nhiều bệnh nguy hiểm.
Mất chất lỏng
Mất quá nhiều nước trong cơ thể sẽ có thể làm độ pH trong máu tăng cao. Điều này xảy ra khi bạn mất một số chất điện giải trong máu như muối và khoáng chất. Chúng bao gồm natri và kali. Nguyên nhân gây mất chất lỏng dư thừa được xác định gồm:
- Đổ mồ hôi
- Nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy
Ngoài ra thuốc lợi tiểu và các loại thuốc khác cũng có thể khiến bạn đi tiểu quá nhiều dẫn đến độ pH trong máu người bình thường cao. Việc điều trị mất chất lỏng thường bao gồm truyền nước và bổ sung chất điện giải. Tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.
Vấn đề về thận
Thận giúp giữ cân bằng axit và bazơ trong cơ thể. Vì vậy nếu thận có vấn đề thì độ pH trong máu sẽ cao hơn bình thường. Thường điều này sẽ xảy ra khi thận không loại bỏ hết các chất kiềm trong nước tiểu.
PH máu thấp
Nhiễm toan máu có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không được kiểm soát đúng cách. Sự hoạt động quá sức của các axit khiến lượng chất có hại tích tụ trong máu và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Các axit làm giảm độ pH trong máu bao gồm:
- Axit lactic
- Axit keto
- Axit sunfuric
- Axit photphoric
- Axit hydrochloric
- Axit cacbonic
Tiền sử bệnh đái tháo đường dẫn đến nhiễm toan
Lượng máu của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu trong quá trình trao đổi chất bị nhiễm axit dẫn đến lượng đường khó được kiểm soát, thậm chí là tăng cao. Nhiễm toan xeton do tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn không thể tạo đủ insulin hoặc sử dụng nó không đúng cách. Insulin giúp di chuyển đường từ thực phẩm vào tế bào, nơi thực hiện chức năng đốt cháy nhiên liệu cho cơ thể. Nếu không thể sử dụng insulin, cơ thể bạn bắt đầu phá vỡ chất béo dự trữ để tự cung cấp năng lượng. Điều này tạo ra một chất thải axit được gọi là xeton. Axit tích tụ lâu ngày, gây ra độ pH trong máu thấp.
Nhiễm toan chuyển hóa
Độ pH trong máu người bình thường thấp do bệnh thận hoặc suy thận được gọi là nhiễm toan chuyển hóa. Điều này xảy ra khi thận không hoạt động bình thường để loại bỏ axit khỏi cơ thể làm tăng axit và giảm nồng độ độ pH trong máu.
Nhiễm toan hô hấp
Khi phổi của bạn không thể thải carbon dioxide ra khỏi cơ thể đủ nhanh, độ pH trong máu người bình thường sẽ giảm xuống. Đây được gọi là nhiễm toan hô hấp. Theo các chuyên gia nhiễm toan hô hấp sẽ xảy ra khi bạn bị bệnh phổi mãn tính hoặc nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Hen suyễn hoặc một cơn hen suyễn
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Rối loạn cơ hoành
Nếu bạn đã phẫu thuật, béo phì hoặc lạm dụng thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau opioid, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm toan hô hấp.
Các triệu chứng thay đổi độ pH trong máu người bình thường
Nếu độ pH trong máu người bình thường vượt ra ngoài phạm vi cho phép, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng nhất định. Các triệu chứng này sẽ phụ thuộc vào việc máu mang tính axit hay tính kiềm.
- Nhiễm toan có những triệu chứng như: Hôn mê dẫn đến bất tỉnh; đau đầu, mệt mỏi; ho khó thở; buồn ngủ; nhịp tim bất ổn hoặc tăng đột biến; đau bụng buồn nôn; co cơ hoặc yếu cơ
- Những triệu chứng do nhiễm kiềm: Co giật hoặc thắt co cơ; nôn hoặc cảm giác buồn nôn; hôn mê; chân tay bị run; ngứa ran lòng bàn chân, bàn tay hoặc mặt
Sự thay đổi độ pH trong máu người bình thường có thể xảy ra do các vấn đề về thận hoặc phổi. Những thay đổi trong hệ hô hấp hoặc bài tiết cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nồng độ pH trong cơ thể, để điều chỉnh sự thay đổi này cơ thể cần chuyển hóa giữ ổn định lượng axit – bazơ trong máu. Ví dụ, nếu một người bị nhiễm toan hô hấp thì cần có phản ứng chuyển hóa từ thận để thiết lập lại sự cân bằng trong cơ thể.
Nếu cơ thể không thiết lập lại cân bằng độ pH của máu, nó có thể dẫn đến bệnh lý nghiêm trọng hoặc làm gia tăng triệu chứng của bệnh nền. Ví dụ, khi máu có lượng axit quá cao sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và nếu thận không hoàn thành nhiệm vụ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Cách cân bằng độ pH trong máu người bình thường
Theo các chuyên gia, độ pH trong máu người bình thường có thể cân bằng bằng những cách sau đây:
- Bổ sung nhóm thực phẩm hữu cơ: Các nhà nghiên cứu tại Mỹ cho biết, thực phẩm hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng độ pH máu. Do đó việc thường xuyên dung nạp nhóm thực phẩm này sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và giảm bớt sự bất cân bằng pH.
- Bổ sung thực phẩm giàu diệp lục: Các chất diệp lục không chỉ giúp làm đẹp da mà còn cân bằng độ pH máu một cách hiệu quả. Do đó khi cơ thể quá axit hoặc quá kiềm người bệnh nên tăng cường bổ sung những thực phẩm như thì là, dưa chuột, rau mùi tây, bí xanh,…
- Thực phẩm có khả năng tạo kiềm: Rau củ quả tươi là nhóm thực phẩm giàu tính kiềm tự nhiên. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp điều tiết pH trong máu về mức ổn định, giúp cân bằng năng lượng và tái tạo máu hiệu quả. Ngoài ra các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, thực phẩm giàu tính kiềm rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột.
- Bổ sung nước ion kiềm: Một trong những cách cân bằng độ pH cho máu hiệu quả là bổ sung nước ion kiềm. Loại nước này được tạo ra từ máy điện giải với đặc tính giàu hydrogen và cấu trúc siêu nhỏ nên có khả năng thẩm thấu sâu vào các tế bào của cơ thể. Mặt khác nước ion kiềm còn có khả năng chống lão hóa và ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, khi bổ sung loại nước này bạn nên cân nhắc dùng nước kiềm tươi được tạo ra từ máy điện giải.
- Luyện tập thể thao: Ngoài chế độ dinh dưỡng, việc tập luyện thể thao cũng sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Điều này không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cân bằng độ pH trong máu rất tốt.
Độ pH trong máu người bình thường là chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe của các bộ phận. Vì vậy để đảm bảo an toàn bạn nên thường xuyên kiểm tra và đảm bảo cân bằng chỉ số quan trọng này. Trường hợp không thể tự cân bằng pH máu tại nhà bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!