Hệ miễn dịch kém: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh để cơ thể con người phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến hệ miễn dịch kém đi. Từ đó gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hoạt động hàng ngày.
Hệ miễn dịch kém là gì? Có nguy hiểm không?
Hệ miễn dịch là tập hợp các tế bào bạch cầu, lympho có nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch là sinh ra kháng thể tự nhiên để loại bỏ các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch kém đi sẽ không thể thực hiện chức năng bảo vệ trên, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý.
Theo các chuyên gia, hệ miễn dịch suy giảm được phân thành hai loại là tiên phát và thứ phát:
- Suy giảm miễn dịch tiên phát
Đây là tình trạng hệ miễn dịch kém đi do các tế bào và protein hoạt động không bình thường. Ước tính, trong khoảng 2.000 người thì sẽ có 1 người được chẩn đoán là suy giảm hệ miễn dịch tiên phát. Hội chứng này thường do các khiếm khuyết từ di truyền hoặc khiếm khuyết trong gen của hệ miễn dịch. Tình trạng này không có tính lây lan và truyền nhiễm nhưng có thể di truyền từ đời bố mẹ sang con cái. Vì vậy, người bệnh nên chủ động tìm cách khắc phục trước khi sinh con để tránh di truyền cho đời sau.
- Suy giảm miễn dịch thứ phát
Đây là tình trạng hệ miễn dịch kém và yếu đi do các tác nhân từ bên ngoài môi trường như hóa chất, nhiễm trùng tấn công. Nếu suy giảm miễn dịch thứ phát kéo dài có thể gây ra AIDS, bệnh bạch cầu, đa u tủy,… Khác với suy giảm miễn dịch tiên phát, hệ miễn dịch ở trường hợp này có thể khôi phục lại nếu cải thiện lối sống và điều trị dứt điểm bệnh lý.
Hệ miễn dịch kém mang lại nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Do đó, để khắc phục tình trạng này bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, dấu hiệu sau đó thực hiện các biện pháp cải thiện kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém
Rất dễ để nhận biết hệ miễn dịch của bạn kém thông qua các biểu hiện của cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị suy giảm miễn dịch thường gặp nhất:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải
Cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện khi bạn làm việc quá sức, không để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, trường hợp bạn có thói quen sinh hoạt khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn cảm thấy mệt mỏi thì hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu.
- Dễ bị cảm lạnh
Một người trưởng thành khỏe mạnh cũng rất dễ gặp phải tình trạng hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh thấp và các triệu chứng có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục bị cảm lạnh hay các triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần thì đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch hoạt động yếu.
- Gặp vấn đề dạ dày
Theo nghiên cứu, có đến 70% các tế bào của hệ thống miễn dịch tập trung ở đường tiêu hóa. Các vi sinh vật có lợi tại cơ quan này giúp bảo vệ đường ruột khỏi nhiễm trùng và hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, khi số lượng các lợi khuẩn ở đường tiêu hóa giảm sút, bạn sẽ dễ bị nhiễm virus, viêm mạn tính, thậm chí là mắc phải các bệnh rối loạn tự miễn. Do đó, nếu cơ thể thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hay táo bón thì hệ miễn dịch của bạn đang kém đi.
- Vết thương lâu lành
Khi xuất hiện vết thương trên da, quá trình tự chữa lành sẽ được kích hoạt. Lúc ấy, máu và chất dinh dưỡng được tăng cường đến khu vực bị tổn thương để giúp tái tạo các tế bào da mới, làm lành vết thương. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nếu hệ thống miễn dịch hoạt động kém, quá trình tái tạo tế bào diễn ra chậm, kết quả là vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường.
- Nhiễm trùng thường xuyên
Nếu cơ thể bạn thường xuyên mắc phải các bệnh do nhiễm trùng (nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hay kí sinh trùng), cũng là dấu hiệu cảnh báo của một hệ miễn dịch kém. Theo Viện Hàn lâm về Dị ứng, Hen và Miễn Dịch Hoa Kỳ, các dấu hiệu suy giảm miễn dịch ở người trưởng thành bao gồm: Bị nhiễm trùng tai nhiều hơn 4 lần/ năm, các triệu chứng viêm phổi xuất hiện từ 2 lần/ năm trở lên, có hơn 3 đợt viêm xoang mũi do vi khuẩn gây ra trong một năm hoặc trải qua nhiều hơn 2 đợt điều trị bằng kháng sinh trong một năm.
- Mắt trở nên mờ và dễ mỏi
Theo các nhà nghiên cứu Anh, thị lực là một trong những yếu tố phản ánh rất rõ hoạt động của hệ miễn dịch. Vì vậy, khi miễn dịch suy giảm mắt sẽ dễ bị mỏi và nhìn mờ hơn.
- Da trở nên sạm và khô
Hệ miễn dịch yếu đi sẽ khiến cơ thể bài tiết chậm chạp và tích tụ nhiều độc tố trên da. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến làn da của bạn xuống cấp trở nên thâm sạm và thô ráp hơn so với bình thường. Từ đó cũng đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da bị lão hóa trước tuổi.
- Dễ bị đau khớp
Xương khớp là cơ quan giúp sản sinh tế bào của hệ miễn dịch do đó, khi thường xuyên bị đau nhức cơ khớp chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để tránh ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Nguyên nhân hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch kém do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch kém là:
- Sống ở nơi bị ô nhiễm
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phổi và gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, không khí ô nhiễm sẽ ức chế các tế bào lympho T. Tế bào lympho T này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ bị suy giảm miễn dịch bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nơi bị ô nhiễm.
- Căng thẳng, mệt mỏi
Theo báo cáo từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, nếu tình trạng căng thẳng (hay stress) kéo dài sẽ làm suy yếu các phản ứng của hệ miễn dịch. Vì khi căng thẳng sẽ khiến cho số lượng các tế bào lympho, tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng thấp hơn bình thường. Điều này dẫn đến cơ thể có nguy cơ cao nhiễm phải các virus gây bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm.
- Tuổi tác
Tuổi càng cao thì khả năng miễn dịch của cơ thể càng giảm đi. Khi đó, các tế bào T bị giảm sút, hệ miễn dịch không đáp ứng được khả năng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh do đó cơ thể người già dễ gặp phải bệnh lý hơn so với người trẻ.
- Chế độ ăn uống
Chế độ hàng ngày có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu cơ thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, từ đó không đáp ứng được vai trò phòng bệnh. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất gây hại khác cũng sẽ khiến nội tạng bị tổn thương, hệ miễn dịch suy yếu.
- Lười vận động
Vận động thường xuyên không chỉ giúp máu lưu thông mà còn cho phép các tế bào và hệ miễn dịch trong cơ thể thực hiện chức năng của mình hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu cơ thể lười vận động sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn bình thường.
- Sử dụng thuốc
Sử dụng các loại thuốc Tây y như kháng sinh, corticoid trong thời gian dài có thể khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu và kém linh hoạt hơn. Vì thành phần các loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm xảy ra.
- Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ sẽ khiến lượng tế bào Lympho T và Lympho B trong máu có xu hướng giảm. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến miễn dịch suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào lạ tấn công gây bệnh.
- Nhiễm HIV/AIDS
Virus HIV/ AIDS thường kí sinh và gây tổn thương trực tiếp lên hệ miễn dịch. Từ đó khiến cho cơ thể dễ mắc phải bệnh lý, nhất là viêm nhiễm hơn so với bình thường.
- Mắc bệnh đái tháo đường
Mắc bệnh đái tháo đường cũng là một trong các nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Vì bệnh lý này khiến tăng đường huyết trong máu, giảm miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch kém là:
- Rối loạn di truyền
Hệ miễn dịch suy yếu của trẻ có thể di truyền từ cha mẹ. Tình trạng này khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm và cơ thể phát triển chậm hơn so với đứa trẻ bình thường.
- Rối loạn quá trình sản xuất tế bào miễn dịch
Nếu quá trình sản xuất tế bào miễn dịch bị thiếu hụt tế bào B, tế bào T hoặc cả hai loại sẽ gây ra khiếm khuyết thực bào, giảm gamma globulin trong máu và khiến hệ miễn dịch kém nhạy bén hơn.
Cách cải thiện hệ miễn dịch kém hiệu quả
Hệ miễn dịch suy yếu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể. Do đó, khi phát hiện cơ thể có hệ miễn dịch kém bạn cần cải thiện bằng một số cách cực kỳ hiệu quả sau đây:
Vệ sinh cơ thể và môi trường sống thường xuyên
Ngoài tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, bạn cũng cần rửa tay thường xuyên. Theo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bạn nên rửa tay vào những thời điểm sau:
- Trước, trong và sau khi chuẩn bị các loại đồ ăn.
- Trước khi ăn.
- Sau khi lấy tay xì mũi, hắt hơi hoặc ho.
- Trước và sau khi vệ sinh hoặc điều trị vết thương hở.
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Sau khi thay tã hoặc vệ sinh cơ thể cho trẻ.
- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn của động vật hoặc chất thải từ chúng.
- Sau khi chạm vào rác, chất hóa học.
Cũng theo CDC, khi rửa tay có thể làm giảm 58% các trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch kém. Và nếu bạn rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước có thể bảo vệ trẻ em và giảm thiểu số ca tử vong do viêm phổi, tiêu chảy gây ra.
Ngoài vệ sinh cá nhân, bạn cũng nên giữ cho môi trường sống và làm việc của mình sạch sẽ. Vì môi trường ô nhiễm là một trong những tác nhân dễ khiến cho hệ miễn dịch kém đi. Bạn cần thường xuyên quét dọn, loại bỏ bụi bẩn, ẩm mốc. Trường hợp bắt buộc phải làm việc trong môi trường khói bụi ô nhiễm cần phải đeo khẩu trang và dụng cụ bảo vệ chuyên dụng.
Tránh tiếp xúc với người ốm
Nếu bạn có hệ miễn dịch kém nên tránh tiếp xúc quá gần với người đang bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc những bệnh lây nhiễm khác. Vì virus và các bệnh truyền nhiễm khác có thể lây lan từ người này sang người khác nếu tiếp xúc gần gũi. Chúng cũng thường được phát tán trong các giọt bắn nước bọt, trong không khí khi ho hoặc hắt hơi.
Vì vậy, để tránh lây nhiễm nguồn bệnh bạn nên tránh tiếp xúc gần gũi như ôm hôn. Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân, dùng chung thức ăn và đồ uống với người đó.
Ngủ đủ giấc tránh hệ miễn dịch kém
Theo nghiên cứu, thiếu ngủ làm gián đoạn quá trình sản xuất bình thường của các tế bào bạch cầu – thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong một nghiên cứu chỉ ra, người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao hơn những người ngủ từ 6 tiếng trở lên.
Theo nghiên cứu của CDC, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, còn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ từ 8 – 17 giờ, tùy thuộc vào độ tuổi của chúng. Nếu đảm bảo được giấc ngủ như vậy, hệ miễn dịch mới có thể được củng cố và hoạt động hiệu quả hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Bổ sung đủ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó, nếu nhận thấy hệ miễn dịch của bản thân kém đi, bạn cần bổ sung đủ dưỡng chất để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Tốt nhất bạn nên ăn nhiều các thực phẩm sau:
- Chất xơ: Các thực phẩm nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể chống lại quá trình viêm nhiễm và nuôi dưỡng hệ sinh vật trong đường ruột khỏe mạnh. Một số thực phẩm nên ăn thường xuyên gồm: Trái cây, rau xanh, các loại hạt,…
- Bổ sung chất béo lành mạnh: Các chất béo lành mạnh, tốt cho cơ thể con người cần bổ sung gồm có dầu ô liu, chất béo omega 3. Các loại chất béo này có thể giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch với mầm bệnh. Bên cạnh đó, sử dụng dầu ô liu có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường.
- Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Các thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn tốt nhất đó là sữa chua, đồ lên men,… Khi ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp mạng lưới vi sinh vật trong cơ thể phát triển khỏe mạnh, từ đó chống lại các sinh vật có hại hiệu quả.
- Bổ sung tỏi/ gừng: Tỏi và gừng là một loại sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể, chúng có thể kháng viêm, giảm đau rất tốt.
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bạn cũng cần hạn chế sử dụng một số chất gây hại cho cơ thể và khiến hệ miễn dịch kém đi như:
- Hút thuốc lá: Chất nicotin có trong thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch. Nếu có thói quen hút thuốc thường xuyên sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ mắc bệnh tật hơn.
- Rượu bia: Rượu bia làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch và có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bạn cần tránh sử dụng rượu bia và các chất có cồn.
- Đồ ăn nhiều đường: Bổ sung quá nhiều đường có thể sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì. Do đó, để tránh nguy cơ này chỉ nên bổ sung khoảng 25gm/ ngày với chế độ ăn 2.000 calo.
Hạn chế tình trạng căng thẳng
Khi bị căng thẳng kéo dài cơ thể sẽ tự sản sinh ra hormone Cortisol, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến phòng ngự trung ương. Đồng thời chúng còn thúc đẩy phản ứng viêm nhiễm và làm mất cân bằng chức năng của các tế bào miễn dịch. Theo các nhà khoa học, tình trạng căng thẳng cũng có thể ức chế phản ứng miễn dịch ở trẻ nhỏ, từ đó khiến các hoạt động cơ thể gặp nhiều khó khăn.
Để cải thiện tình trạng này bạn cần hạn chế tối đa áp lực từ công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó cần giải tỏa căng thẳng bằng cách làm việc mình thích như: Đi du lịch, nghe nhạc, xem phim, học vẽ,…
Thể dục, thể thao thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, đặc biệt là có khả năng tăng hệ miễn dịch. Do đó, bạn cần tập luyện 30 phút mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách có thể gây ra các hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần chú ý chỉ nên tập các bài tập vừa sức, nhẹ nhàng. Bạn nên tránh tập luyện trong thời gian dài và với cường độ cao khiến cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, cần khởi động trước khi tập để tránh bị chấn thương ảnh hưởng đến xương khớp.
Sử dụng nước ion kiềm để tăng hệ miễn dịch
Sử dụng nước ion kiềm cũng là cách giúp cải thiện hệ miễn dịch kém hiệu quả hiện nay. Dùng loại nước này không chỉ có tác dụng bổ sung đủ nước cho cơ thể còn giúp:
- Nước ion kiềm giàu hydrogen, có khả năng chống oxy hóa cao, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh.
- Có tính kiềm tự nhiên như rau xanh nên dễ dàng hấp thu và giúp trung hòa axit dư thừa, cân bằng độ pH trong cơ thể.
- Giàu vi khoáng tự nhiên như Na, K, Mg,… nên khi sử dụng hàng ngày giúp cải thiện hệ miễn dịch kém và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
Hạn chế dùng kháng sinh
Kháng sinh nếu sử dụng thường xuyên hoặc không đúng cách có thể tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn và các tế bào kháng thể của hệ miễn dịch. Từ đó khiến cho hệ miễn dịch mất đi khả năng phòng thủ, không còn đủ sức để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Do đó, để bảo vệ hệ miễn dịch từ cơ thể bạn cần tránh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Thay vào đó chỉ nên sử dụng khi được sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt khi uống các loại thuốc này cần chú ý dùng đúng thời gian và liều lượng quy định.
Tiêm vacxin đúng quy định
Vacxin là chế phẩm được tạo ra từ các kháng nguyên có nguồn gốc vi sinh vật gây bệnh hoặc mang cấu trúc tương tự. Do đó khi tiêm vào cơ thể hệ miễn dịch sẽ dần thích nghi và tạo kháng thể mới. Quá trình này diễn ra sau khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể đã nhận diện và ghi nhớ kẻ thù ở những lần tiếp theo. Chính vì vậy, để bảo vệ cơ thể tốt nhất, bạn nên thực hiện tiêm vacxin, nhất là cho trẻ nhỏ theo đúng quy định.
Hệ miễn dịch kém gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm do đó bạn cần bảo vệ và cải thiện thường xuyên. Trong trường hợp thay đổi thói quen sinh hoạt không mang lại hiệu quả bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!