Lão hóa mắt: Nguyên nhân và những tác hại nguy hiểm có thể gặp phải

Mắt là “cửa sổ tâm hồn”, là bộ phận quan trọng đối với con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu không bảo vệ kỹ lưỡng có thể dẫn đến tình trạng lão hóa mắt và có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ bị mù lòa, sinh hoạt cần phụ thuộc nhiều vào người thân.

Lão hóa mắt là gì? Nguyên nhân gây lão hóa mắt

Lão hóa mắt là hệ quả rối loạn trong quá trình tổng hợp protein trong thủy tinh thể cũng như võng mạc. Nếu tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) bị thoái hóa dần theo tuổi tác, thì chức năng bị suy giảm không còn được bù trừ bởi các tế bào còn lại.

Thông thường, các dấu hiệu lão hóa mắt thường gặp như mờ, hay mỏi, nhức, khô mắt, mắt kéo màng thường xuất hiện ở tuổi 30 và tăng dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, theo thói quen sinh hoạt hiện nay tình trạng này đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ.

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa mắt gồm:

  • Độ tuổi

Tuổi càng cao, quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể bị rối loạn, suy giảm hoạt động. Bên cạnh đó, quá trình thoái hóa võng mạc cũng đồng thời diễn ra. Vì vậy, sau độ tuổi 40 mắt mới bắt đầu bị viễn thị; sau 50 – 60 tuổi các triệu chứng lão hóa mắt xuất hiện rõ nét hơn và bước vào độ tuổi 70 – 80 tình trạng lão hóa trở nên trầm trọng.

Tiếp xúc với ánh sáng xanh 

Ánh sáng xanh là ánh sáng từ các thiết bị điện tử nhu tivi, điện thoại, máy tính,…  Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (từ 450 – 495 nm) nhưng mang đến năng lượng cao nên có khả năng tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE).

Ánh sáng xanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lão hóa mắt
Ánh sáng xanh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lão hóa mắt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%.

  • Cường độ làm việc cao

Mắt rất dễ bị mỏi và dẫn đến suy giảm chức năng nếu bạn làm việc với cường độ cao. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi kết hợp với thói quen như đọc sách hoặc nhìn thiết bị điện tử quá gần. Nếu duy trì những thói quen này trong thời gian dài mắt dễ bị lão hóa với triệu chứng khô mắt, suy giảm thị lực,…

  • Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường cũng là một trong các yếu tố tác động trực tiếp khiến mắt bị lão hóa nhanh chóng. Vì các loại khói bụi, hóa chất có thể tích tụ nhiều chất oxy hóa có hại trong cơ thể, phá hỏng tế bào nội mô của võng mạc, gây tổn thương tế bào thị giác, làm suy giảm thị lực.

  • Chế độ dinh dưỡng mất cân đối

Trong chế độ ăn hàng ngày, có một số loại thực phẩm hại cho mắt có thể gây suy giảm thị lực. Nếu sử dụng nhiều có thể khiến mắt gia tăng dấu hiệu lão hóa và dễ gặp phải các bệnh lý về mắt. Tình trạng này thường gặp khi dùng các thực phẩm như đồ ngọt, đường hóa học, đồ chiên rán, thức uống có cồn, nước ngọt,…

Dấu hiệu nhận biết mắt bị lão hóa

Một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng mắt bị lão hóa và suy giảm thể lực:

  • Mắt bị “già” trước tuổi

Thông thường các dấu hiệu như mờ mỏi, ruồi bay hay nhìn đôi,… chỉ xuất hiện ở người già. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân tác động mà bạn có thể bắt gặp tình trạng này ngay khi còn trẻ.

  • Mờ mỏi mắt

Ở người trẻ tuổi, thủy tinh thể trong suốt, mềm mại, có thể dễ dàng phồng lên, xẹp xuống. Tuy nhiên, từ tuổi 40 trở đi thành phần quan trọng này bắt đầu biến đổi. Khi đó, thủy tinh thể có xu hướng chai cứng hơn, độ điều tiết và độ đàn hồi giảm nên khi nhìn xa, nhìn gần sẽ cảm thấy mờ mỏi, khó chịu.

  • “Ruồi bay” trước mắt

Hiện tượng ruồi bay thường gặp ở người xuất huyết dịch kính tự phát hay do chấn thương, viêm màng bồ đào, vẩn đục dịch kính hình sao, nhiễm ký sinh trùng,… Tuy nhiên, quá trình lão hóa mắt cũng có thể khiến dịch kính (thể pha lê) bị hóa lỏng và xuất hiện các đốm hay dải đục nhìn thấy đen (hiện tượng ruồi bay) giống như các trường hợp bệnh trên.

  • Hình ảnh méo mó

Khi bị lão hóa có thể khiến hoàng điểm trong mắt tạo ra hình ảnh như méo mó, màu sắc nhòe đi. Từ đó dẫn đến tình trạng người bệnh nhìn không rõ vào ban đêm hoặc bị bệnh quáng gà.

Hình ảnh mắt bị lão hóa
Hình ảnh mắt bị lão hóa
  • Khô mắt

Lão hóa khiến mạch máu, mộng thịt hay mộng mỡ phát triển, tích tụ bên ngoài mắt. Đồng thời, nước mắt cũng tiết ra ít hơn, và gây ra tình trạng khô mắt, mờ đục khi nhìn mọi thứ xung quanh.

  • Nhìn kém lanh lẹ 

Trường hợp lão hóa khiến cơ vận nhãn thiếu máu nuôi dưỡng gây ra hiện tượng rối loạn cơ vận nhãn. Biểu hiện là khả năng bắt hình ảnh bị suy giảm, mắt dại ra, không còn mau lẹ như lúc bình thường. Trường hợp nặng hơn thì nhìn thấy hai vật song song, liệt cơ, lé mắt.

Lão hóa da vùng mắt

Lão hóa vùng mắt xung quanh cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất. Khi đó, da quanh mắt bị đen sạm, nhăn nheo, thiếu sức sống và dễ bị đồi mồi, nám, tàn nhang,…

Các bệnh thường gặp khi bị lão hóa mắt

Dấu hiệu lão hóa mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm có thể gặp như:

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể còn gọi là cườm khô, cườm đá, là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục. Theo kết quả điều tra quốc gia, nguyên nhân mù lòa ở Việt Nam có đến 74% do bệnh đục thủy tinh thể. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này gồm bẩm sinh, chấn thương, bệnh tật, phẫu thuật ở mắt hoặc quá trình lão hóa mắt tự nhiên.

Đục thủy tinh thể thường gặp ở người già trên 65 tuổi (chiếm 80%). Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do tác động của môi trường, lối sống thiếu khoa học và tâm lý chủ quan không điều trị dứt điểm triệu chứng khô, mỏi, mắt mờ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh: Mắt kéo mây, nhìn đôi, nhìn mờ, nhạy với ánh sáng, khó đọc,…

Thoái hóa điểm vàng

Điểm vàng (Hoàng điểm) là phần quan trọng của võng mạc, giúp mắt nhìn rõ nét cả về hình ảnh lẫn màu sắc. Khi bộ phận này có dấu hiệu thoái hóa, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như nhìn mờ ở trung tâm, nhìn màu không rõ, hình ảnh méo mờ biến dạng. Đồng thời, tùy theo mức độ, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khác như nhìn có ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt, nhìn một thành hai hình.

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu, chiếm khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thị. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là hút thuốc, béo phì, dấu hiệu lão hóa,…

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường (biến chứng của bệnh tiểu đường) là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây ra triệu chứng phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc,… Bệnh lý này ban đầu không có triệu chứng rõ ràng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.

Bệnh võng mạc tiểu đường có nguy cơ dẫn đến mù lòa cao
Bệnh võng mạc tiểu đường có nguy cơ dẫn đến mù lòa cao

Bệnh võng mạc tiểu đường được phân loại là sớm không tăng sinh (nonproliferative) hoặc tăng sinh (proliferative). Trường hợp bệnh sớm không tăng sinh là loại phổ biến nhất, bệnh được chia thành các cấp độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh là loại nặng nhất, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn và dễ xảy ra biến chứng.

Tăng nhãn áp  

Tăng nhãn áp, còn được gọi bệnh Glaucoma (glôcôm) xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực bên trong mắt và dây thần kinh thị giác. Khi đó khả năng nhìn bao quát của người bệnh bị thu hẹp, thị lực giảm dần và có thể dẫn tới mù hoàn toàn.

Bệnh lý này ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người già từ 70 – 80 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh do chấn thương mắt, dấu hiệu lão hóa, tiền sử gia đình,…

Cách chống lão hóa vùng mắt

Một số cách chống lão hóa mắt mang lại hiệu quả cao nhất bạn nên thực hiện hàng ngày:

Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt có thể khiến cho tình trạng lão hóa mắt diễn ra nhanh hơn. Do đó, để bảo vệ mắt tốt nhất bạn nên chú ý:

  • Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời: 

Ánh sáng mặt trời chứa nhiều tia UV (tia cực tím) có hại cho cơ thể trong đó có da và mắt. Vì vậy, biện pháp giảm nguy cơ lão hóa hiệu quả là bạn nên đeo kính râm có quét lớp chống tia cực tím mỗi khi ra ngoài. Nếu không cần thiết tốt nhất nên tránh đi ra ngoài đường vào thời điểm nắng gắt nhất trong ngày từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.

  • Thường xuyên thư giãn mắt: 

Thời gian hoạt động mắt lâu dẫn đến mắt bị mệt mỏi và có nguy cơ lão hóa cao. Vì vậy, bạn không nên đọc sách, xem tivi, dùng máy tính, dùng điện thoại trong thời gian dài. Tốt nhất cứ sau 40 – 50 phút nên nghỉ 5 – 10 phút cho mắt được thư giãn.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đọc sách quá gần (ở người lớn khoảng cách từ 30-35cm, trẻ em từ 25-30cm) hoặc đọc sách khi ngồi trên các phương tiện giao thông đang chuyển động.

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: 

Nếu bạn làm việc trong môi trường chứa chất độc hại, khói bụi nên sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt.

  • Vệ sinh kính áp tròng:

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng hãy đảm bảo vệ sinh chúng sạch sẽ hàng ngày. Vì loại kính này sau khi sử dụng có thể hút vi khuẩn, bụi bẩn, từ đó làm tăng tình trạng nhiễm trùng và các bệnh về mắt.

  • Từ bỏ thói quen dụi mắt: 

Theo phản xạ tự nhiên, khi mắt bị bụi hay ngứa ngáy khó chịu bạn sẽ cho tay lên dụi mắt. Tuy nhiên hành động này rất nguy hiểm, nó có thể phá vỡ các mạch máu nhỏ dưới bề mặt da khiến mắt sưng húp, sụp mí và làm xuất hiện quầng thâm quanh mắt. Bên cạnh đó, động tác này còn làm mỏng và gây biến dạng giác mạc, khiến mắt bị mờ ngay cả khi đeo kính.

Nên từ bỏ thói quen dùng tay dụi mắt
Nên từ bỏ thói quen dùng tay dụi mắt
  • Không nên hút thuốc lá: 

Nicotin trong thuốc lá rất có hại cho cơ thể con người. Chất này sẽ làm suy yếu hệ tuần hoàn của cơ thể, làm giảm lượng máu đến mắt – nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể, tổn thương thần kinh thị giác và thoái hóa điểm vàng.

  • Massage mắt: 

Ngoài thay đổi các thói quen trong sinh hoạt, bạn cũng nên thường xuyên massage vùng mắt để giảm triệu chứng lão hóa. Một số động tác massage giảm lão hóa mắt hiệu quả có thể tự thực hiện tại nhà gồm:

  • Nhắm mắt tự và dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng quanh mắt cũng như vùng má, mũi.
  • Nhắm mắt lại rồi chậm rãi đảo mắt theo hình vòng tròn, sau khoảng 10 vòng thì đổi chiều ngược lại.
  • Dùng một vật nhỏ như cây bút hoặc chính ngón tay để vật đó ở xa nhất có thể, sau đó từ từ đưa lại gần mắt tới khi không thể nhìn rõ được nữa. Sau đó lại đưa ra xa và thực hiện lặp lại động tác này vài lần. Bạn cần chú ý động tác này vì khi đưa tay hoặc đồ vật quá gần mắt hoặc với tốc độ nhanh có thể gây ra tổn thương.

Thay đổi chế độ ăn uống

Một số nhóm thực phẩm chống lão hóa mắt bạn cần ăn thường xuyên để bổ sung dưỡng chất giúp khắc phục triệu chứng bệnh nhanh chóng gồm có:

  • Vitamin E, Vitamin C: Vitamin E và C là những chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào và các mô của mắt khỏi sự tấn công của các tác nhân có hại. Vitamin E thường có nhiều trong dầu thực vật, hạt ngũ cốc, mầm lúa mì và các loại quả hạch. Còn vitamin C thì có nhiều trong các loại quả mọng nước như cam,  chanh, cà chua, bông cải xanh,…
  • Vitamin A: Đây là loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa, duy trì hoạt động của mô và màng mắt khỏi gốc tự do nên có công dụng cải thiện thị lực hiệu quả. Bạn nên bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều rau xanh, cà rốt, khoai lang, thịt bò, cá hồi,…
  • Vitamin B2: Vai trò của loại vitamin này giúp phục hồi chức năng thị giác, bảo vệ giác mạc và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Do đó bạn nên bổ sung chúng bằng cách thêm các thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày: Các loại thịt, các loại hạt, trứng, sữa, phomat,…
  • Selenium: Đây là hoạt chất quan trọng có tác dụng bảo vệ tế bào mắt khỏi sự tấn công của phân tử gốc tự do gây hại. Chính vì vậy, để ngăn ngừa lão hóa mắt bạn nên ăn hạnh nhân, thịt bò, cá hồi, thịt gà, yến mạch,…
  • Kẽm: Kẽm là hoạt chất có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa lão hóa, cải thiện các vấn đề về mắt hiệu quả. Do đó, bạn nên bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm như ngũ cốc, thịt, nấm, trái cây, các loại rau,…
  • Omega 3: Axit béo omega 3 có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo võng mạc, tăng cường thị lực và bảo vệ mắt trước các tác nhân gây hại. Bạn nên sử dụng các thực phẩm như các loại cá biển, đậu nành, hạt chia,…
Cần thường xuyên bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Cần thường xuyên bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Ngoài ra, bạn cần tránh ăn các thực phẩm khiến gia tăng dấu hiệu lão hóa mắt như đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas,…

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có công dụng bổ mắt, giảm khô, sưng đỏ, ngứa mắt,.. Các loại thuốc an toàn nên sử dụng gồm Sanlein, Systane ultra, Refresh Tears, Optive, Cationorm,…

Tuy nhiên, các sản phẩm này không nên dùng trong thời gian dài vì chúng hoạt động bằng cách co thắt các mạch máu trong mắt, qua đó làm giảm lưu lượng máu. Nếu bạn lạm dụng sẽ gây kích ứng cho mắt về mặt lâu dài và gây ra các hệ lụy khôn lường. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Lưu ý khi chống lão hóa mắt

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chống lại dấu hiệu lão hóa mắt là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau để tránh gây hại đến sức khỏe đôi mắt và cơ thể:

  • Cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm bảo vệ mắt và vùng da quanh mắt trước khi sử dụng. Vì một số sản phẩm có thành phần gây hại sẽ khiến mắt bị tổn thương dẫn đến mù lòa.
  • Cần kiên trì áp dụng các biện pháp phòng ngừa lão hóa mắt mới mang lại hiệu quả cao.
  • Nên thăm khám để chẩn đoán và điều trị dứt điểm các bệnh lý về mắt ngay từ khi mới xuất hiện triệu chứng.
  • Bạn cần giữ tinh thần vui vẻ, không nên khiến cơ thể chịu áp lực, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ và làm gia tăng triệu chứng lão hóa mắt.
  • Ngoài ra, hiện nay trên một số diễn đàn đang xuất hiện trào lưu dùng nước ion kiềm để ngăn ngừa lão hóa và phòng ngừa các bệnh về mắt. Theo chuyên việc sử dụng nước ion kiềm giàu hydrogen có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại cho mắt và cơ thể. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả bạn vẫn nên đi thăm khám tại các bệnh viện để được xác định chính xác căn nguyên. Việc sử dụng nước ion kiềm chỉ có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa chứ không thể thay thế được thuốc chữa bệnh.

Lão hóa mắt có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là tình trạng mù lòa. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần bảo vệ đôi mắt của mình ngay từ hôm nay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *