Chuyên gia giải đáp: Muối có tính kiềm hay axit?

Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, bạn có biết muối có tính kiềm hay axit không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ của chuyên gia dưới đây để biết cách bổ sung muối hợp lý cho cơ thể.

Tìm hiểu công dụng tuyệt vời của muối để nhận biết muối có tính kiềm hay axit 

Trước khi trả lời cho câu hỏi muối có tính kiềm hay axit bạn cần hiểu được muối là gì và công dụng của nó.

Muối là một chất rắn dạng tinh thể, có công thức hóa học là Nacl, thường có màu trắng hoặc thêm vết hồng hay xám nhạt. Muối được kết tinh từ nước biển hoặc thu được từ các mỏ muối. Muối có vị mặn, đây là một gia vị cơ bản, không thể thiếu trong nấu ăn.

Dựa theo nguồn gốc và màu sắc muối được chia thành nhiều loại khác nhau
Dựa theo nguồn gốc và màu sắc muối được chia thành nhiều loại khác nhau

Không chỉ trong nấu ăn, muối còn có rất nhiều công dụng đối với cuộc sống, đặc biệt là sức khỏe con người. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng muối thường xuyên và đúng cách:

Công dụng điều trị bệnh lý

Theo y học cổ truyền, muối có vị mặn, tính hàn, không có độc, quy vào kinh lạc. Công dụng chính của muối là tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, giải độc và nhuận táo. Chính vì vậy, muối được dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý như:

Cải thiện tiêu hóa

Nước muối loãng có tác dụng làm tăng sức nóng của dạ dày, loại bỏ hiện tượng hôi miệng, nhạt miệng hiệu quả. Qua đó còn kích thích vị giác tăng sự thèm ăn cho bạn.

  • Bảo vệ cổ họng 

Thời tiết thay đổi hay khí hậu khô nóng dễ mắc phải các bệnh lý  viêm họng cấp tính và mãn tính, viêm amidan,… Muối có tính kháng khuẩn rất cao do đó nếu súc họng bằng nước muối loãng có thể giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau một cách hiệu quả.

  • Cầm máu tự nhiên

Các hoạt chất trong muối có tác dụng cầm máu rất hiệu quả. Khi bị chảy máu cam, bạn nhúng bông gòn vào nước muối loãng rồi nhét vào lỗ mũi và kết hợp uống một cốc nhỏ nước muối pha loãng có thể chấm dứt tình trạng chảy máu. Nếu chảy máu nướu lợi hay bị xương cá đâm tổn thương cổ họng bạn cũng có thể ngậm hoặc súc miệng nước muối sẽ có hiệu quả rất tốt.

  • Phòng ngừa bệnh nha khoa

Trong muối chứa flo nên có thể chống viêm, ngăn ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả. Nếu thường xuyên súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hại và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Nếu bị viêm nướu, viêm nha chu, dung dịch muối loãng có thể làm giảm sưng viêm và phòng ngừa nhiễm trùng răng miệng.

  • Vệ sinh mắt

Nước muối có khả năng sát khuẩn, vì vậy chúng có thể làm sạch mắt, giúp mắt sáng đẹp hơn. Đối với người thường xuyên phải đeo kính, nước muối giúp giảm mỏi mệt cho mắt.

  • Trị vết sưng

Khi bị chấn thương xuất hiện vết bầm, tím trên da bạn cũng có thể lấy muối trộn với dầu hoả bóp chỗ đau. Khi áp dụng cách này sẽ giúp sát trùng vết thương, ngăn ngừa sưng viêm và giảm đau ở vùng bị tổn thương.

  • Giảm đau hiệu quả

Kết hợp muối với thảo dược còn có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả. Nếu bạn gặp tình trạng đau bụng, đau bụng do kinh nguyệt, đau lưng, đau nhức xương khớp thì áp dụng cách này mang lại hiệu quả rất cao.

  • Chữa ong, muỗi đốt

Khi bị ong, muỗi hay côn trùng đốt bạn dùng nước muối để rửa và đắp lên vết thương sẽ giảm đau và đỡ sưng ngứa.

  • Điều hòa huyết áp

Natri trong muối có tác dụng điều hòa huyết áp và ngăn ngừa tình trạng huyết áp thấp rất tốt. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa natri trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, thận,…

  • Giữ nước cho cơ thể

Muối còn có tác dụng hydrate hóa (giữ nước) cho các mô và tế bào và cân bằng chất điện giải. Nếu bổ sung thiếu muối sẽ khiến thể dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, gây mất nước. Từ đó dẫn đến một số ảnh hưởng xấu cho cơ thể như: nám sạm da, mệt mỏi, chuột rút,…

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Muối ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bài tiết hormon của các tuyến cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hormon liên quan đến cân bằng tâm lý. Nếu bổ sung đủ lượng muối mỗi ngày có thể hạn chế tình trạng căng thẳng, stress quá mức từ đó giúp tâm lý ổn định, dễ đi vào giấc ngủ và giúp ngủ ngon hơn.

Công dụng của muối trong làm đẹp

Muối cũng là một trong những nguyên liệu thường được dùng để làm đẹp như sau:

  • Kiềm dầu, trị mụn

Muối có khả năng sát khuẩn, nên khi sử dụng có thể làm sạch da và kiềm dầu hiệu quả, nhất là khu vực vùng chữ T. Điều này giúp da mặt hết nhờn bóng, từ đó giúp loại bỏ mụn nhanh chóng kể cả các loại mụn cứng đầu như mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc.

Có thể dùng muối để chăm sóc và bảo vệ da mặt
Có thể dùng muối để chăm sóc và bảo vệ da mặt
  • Tẩy da chết 

Muối có khả năng làm sạch rất hiệu quả nên khi dùng có tác dụng tẩy da chết trên mặt. Tuy nhiên, da mặt khá nhạy cảm, bạn nên xay nhuyễn muối và thực hiện massage nhẹ nhàng để hạn chế tổn thương cho da.

  • Làm mịn da 

Muối (đặc biệt muối hồng Himalaya) chứa nhiều chất khoáng có lợi cho da, giúp cân bằng độ pH và giúp da trở nên mịn màng. Nếu thường xuyên massage hay rửa mặt với muối còn kích thích sự hình thành collagen, giúp cấu trúc da săn chắc, đàn hồi và giảm các dấu hiệu lão hóa hiệu quả.

  • Trị vảy gàu

Vảy gàu trên da đầu xuất hiện do sự tích tụ nhiều bụi hoặc do thời tiết nắng nóng khiến da đầu bị khô, thiếu nước. Nếu dùng muối để chà xát nhẹ nhàng trên da đầu có thể làm sạch gàu và giúp tóc mượt mà và khỏe mạnh hơn. Trường hợp viêm nhiễm vùng da đầu cũng có thể dùng nước muối loãng để vệ sinh và ngăn ngừa dấu hiệu viêm rất tốt.

  • Trị bọng mắt

Bọng thâm ở mắt xuất hiện do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc dị ứng,… Bọng thâm gây mất thẩm mỹ và khiến bạn trở nên thiếu sức sống. Nếu đắp miếng bông tẩm nước muối vào bọng mắt sẽ có hiệu quả nhanh chóng.

Chú ý: Không nên lạm dụng muối để làm đẹp, mỗi tuần bạn chỉ nên dùng 1 lần để có hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, muối có thể gây kích ứng da do đó da nhạy cảm không nên áp dụng.

Muối có tính kiềm hay axit? 

Muối có tính kiềm hay axit? – Theo bảng phân chia tính chất muối thuộc nhóm trung tính. Muối là hợp chất gồm nhiều bazơ liên kết với một hay nhiều gốc axit nên nó mang tính trung tính và tương đối trơ về mặt hóa học.

Muối thuộc nhóm trung tính có thể cân bằng tính kiềm và axit trong cơ thể
Muối thuộc nhóm trung tính có thể cân bằng tính kiềm và axit trong cơ thể

Thuộc nhóm trung tính nên muối rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu muối có thể gặp một số tình trạng như sau:

  • Ở trẻ em, thiếu muối sẽ làm cho trẻ chậm phát triển cả về thể xác và trí tuệ.
  • Đối với người lớn, thiếu muối sẽ dẫn đến bệnh bướu cổ, giảm khả năng lao động, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
  • Đối với phụ nữ đang mang thai sẽ dễ dẫn đến biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sảy thai, lưu thai, sinh non, con sinh ra gặp vấn đề dị tật, chậm phát triển.

Thiếu muối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của con người. Vì vậy, mỗi ngày bạn cần bổ sung lượng muối cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung nhiều muối có sao không? Lưu ý khi dùng

Mặc dù muối mang lại nhiều lợi ích và không thể thiếu đối với cơ thể nhưng nếu bổ sung quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. lạm dụng muối hàng ngày, nhất là trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tình trạng:

  • Tăng huyết áp: Ăn nhiều muối trong thời gian dài có thể khiến tăng huyết áp từ đó có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, thận.
  • Đột quỵ: Theo nghiên cứu, có 62% các ca đột quỵ não liên quan đến việc bổ sung quá nhiều muối hàng ngày. Để giảm nguy cơ bị đột quỵ, bạn nên bổ sung muối trong mức cho phép.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Dùng muối nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn đến tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn từ đó dẫn đến bệnh suy tim.
  • Suy giảm chức năng thận: Bổ sung nhiều muối vào cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến suy thận.
  • Ảnh hưởng tới dạ dày: Dùng muối quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày, tá tràng.
  • Làm yếu xương: Bổ sung muối nhiều có thể tăng bài tiết canxi trong xương qua thận, từ đó khiến xương trở nên yếu và dễ gãy hơn.
  • Nguy cơ bạc tóc: Ăn nhiều muối có thể khiến người trẻ tuổi bị bạc tóc sớm.
Cần bổ sung đủ lượng muối mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất
Cần bổ sung đủ lượng muối mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tốt nhất

Để bổ sung đúng cách và đủ lượng muối cho cơ thể bạn cần:

  • Bổ sung muối theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đối với mỗi độ tuổi khác nhau: Người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày, trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn 1g muối/ ngày.
  • Cần lựa chọn muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn khi tiêu thụ vào cơ thể.
  • Nên bảo quản muối bằng lọ thủy tinh ở nơi kín gió, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng muối.
  • Không nên uống nước muối hoặc nước muối chanh khi bụng đói, vì có thể gây cồn ruột khiến bạn buồn nôn hoặc nôn và ảnh hưởng đến dạ dày.

Giải pháp mang đến lợi ích sức khỏe tương tự như muối

Muối có tác dụng rất tốt cho cơ thể nhưng nếu bổ sung quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây hại cho cơ thể. Đặc biệt muối có thể khiến cho cơ thể bạn mất cân bằng điện giải gây ra co thắt cơ bắp, mệt mỏi, lú lẫn, co giật, gặp vấn đề về huyết áp, nhịp tim không đều,… Chính vì vậy, để cân bằng điện giải tốt nhất bạn nên sử dụng nước ion kiềm.

Nước ion kiềm còn được gọi là nước kiềm, nước có tính kiềm, nước điện giải ion kiềm, nước ion kiềm giàu Hydro, nước Pi, nước Hydro, nước Hydrogen hoặc nước Hoàn Nguyên (trong tiếng Nhật). Đây là nước được sinh ra bằng công nghệ điện phân, có chứa các ion OH- và H+, có độ ph khoảng 8 – 9,5 và giàu Hydrogen.

Nên dùng nước ion kiềm để bảo vệ sức khỏe
Nên dùng nước ion kiềm để bảo vệ sức khỏe

Khác với nước khoáng, nước suối hay nước lọc từ RO, Nano,… nước ion kiềm được đánh giá là nước uống tốt cho sức khỏe và được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Đặc biệt, khi sử dụng loại nước này có những lợi ích như:

  • Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh nên có tác dụng giúp cân bằng môi trường axit – kiềm trong cơ thể, cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh do dư thừa axit gây ra như gout, đau dạ dày, trào ngược axit,…
  • Giàu Hydro nên giúp loại bỏ gốc tự do có hại phá hủy tế bào, gây ra bệnh cao huyết áp, tiểu đường, ung thư,…
  • Cấu trúc phân tử nước ion kiềm siêu nhỏ (0.5 nanomet) nhỏ gấp 5 lần so với nước thường nên cơ thể có thể hấp thụ và thẩm thấu nước nhanh hơn, từ đó thanh lọc và đào thải độc tố cũng tốt hơn.
  • Giàu chất khoáng có lợi như Na+, Mg2+, Ca2+, K+,.. nên có thể  bổ sung khoáng chất thiết yếu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa loãng xương,…

Qua các thông tin trên, hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi muối có tính kiềm hay axit. Từ đó biết cách sử dụng muối sao cho mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *