Thiết bị làm mềm nước cứng và những lợi ích không thể bỏ qua
Thiết bị làm mềm nước cứng là một trong những thiết bị có vai trò quan trọng trong công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Vậy, thiết bị này là gì và mang lại những lợi ích gì trong cuộc sống? Hãy tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về các thiết bị làm mềm nước.
Nước cứng là gì? Tạo sao phải làm mềm?
Nước cứng là loại nước có sẵn trong tự nhiên nhưng chưa trải qua quá trình xử lý để đưa vào sử dụng. Loại nước này thường ở trong ao hồ, sông suối hay nước mưa,… chảy qua những địa phận có đá vôi hay khoáng sản và hòa tan một lượng lớn muối kim loại trong đó có Magie và Canxi. Do chứa các kim loại này nên nước cứng vượt quá tiêu chuẩn về hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nước có chứa khoáng chất mang lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi hàm lượng khoáng chất vượt quá mức cho phép sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Một số ảnh hưởng của nước cứng đến cuộc sống và hoạt động của con người có thể kể đến như:
- Khi dùng nước cứng pha trà, pha cà phê, nấu thức ăn thì thức ăn khó mềm, mất hết hương vị, tinh chất trà, cà phê không tan hết trong nước.
- Nếu uống nước cứng thường xuyên sẽ khiến da, tóc, móng tay bị khô, dễ mắc bệnh mẩn ngứa ngoài da. Đặc biệt khi dùng để uống trực tiếp sẽ làm cho khoáng chất có hại tích tụ lại bên trong nội tạng, lượng muối trong nước cứng sẽ phân hủy trong cơ thể con người tạo nên chất kết tủa mà cơ thể không hấp thụ được gây ra sỏi thận, tắc động mạch,…
- Các thiết bị, vật dụng gia đình khi tiếp xúc với nước cứng sẽ bắt đầu có hiện tượng hoen ố, gỉ sét, dễ bám lại cặn bã và rút ngắn tuổi thọ sử dụng.
- Dùng nước cứng giặt là sẽ làm giảm khả năng tạo bọt, giảm tác dụng của chất vệ sinh, tẩy rửa, khiến quần áo sớm bị sờn vải, bạc màu,…
- Nước cứng khó đông đặc nên không thể dùng để làm đá.
- Khi dùng trong nồi áp suất, nước cứng ở nhiệt độ cao Ca(HCO3)2 sẽ bị nhiệt phân tạo ra chất rắn CaCO3 và tạo nên một lớp cách nhiệt dưới đáy nồi khiến nồi dẫn nhiệt kém. Đặc biệt, chất này còn bịt kín các lỗ van an toàn, nên khi nấu hơi nước không thoát ra ngoài được làm áp suất trong nồi tăng lên gây hiện tượng nổ rất nguy hiểm.
Với những tác hại nguy hiểm ảnh hưởng đến cả sinh hoạt và sức khỏe của con người như vậy nên việc xử lý nước cứng là hết sức cần thiết. Một số phương pháp xử lý nước cứng thường được áp dụng gồm:
- Phương pháp trao đổi ion trong các thiết bị làm mềm nước: Phương pháp này sử dụng hạt vật liệu có khả năng trao đổi ion với ion Ca, Mg có trong nước, sau quá trình này ion Ca, Mg được giữ lại trên các hạt vật liệu đó.
- Phương pháp nhiệt: Áp dụng phương thức chưng cất hoặc đun nóng nước.
- Phương pháp hóa chất: Pha hóa chất như vôi và soda, phốt phát và Bari, hay giấm vào trong nước. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này không cao, một số hóa chất còn có thể gây hại cho sức khỏe.
- Phương pháp thẩm thấu ngược: Sử dụng màng thấm.
- Phương pháp tổng hợp.
Các phương pháp trên đây đều có ưu – nhược điểm khác nhau, tuy nhiên được đánh giá cao về chất lượng và hiệu suất nhất là phương pháp sử dụng thiết bị làm mềm nước cứng.
Lợi ích của máy làm mềm nước cứng
Máy làm mềm nước cứng là thiết bị được thiết kế để xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng. Thiết bị này sẽ được gắn trực tiếp vào đầu nguồn cấp nước. Nhờ các thiết bị này mà có thể loại bỏ nhanh hơn những phiền toái do sử dụng nước cứng gây ra.
Lợi ích của nước sau khi được thiết bị làm mềm:
- Máy làm mềm nước giúp loại bỏ các ion khoáng ra khỏi nước từ đó giúp da và tóc sạch sẽ, mềm mại hơn, quần áo giặt sạch hơn,…
- Tiết kiệm năng lượng cho người dùng: Nước sau khi xử lý có thể làm nóng nhanh hơn và tiêu thụ nhiệt lượng ít hơn so với khi làm nóng nước cứng.
- Nước đã qua xử lý không gây ố vàng, gỉ sét nên có thể làm tăng thời gian sử dụng các thiết bị trong gia đình.
- Bên cạnh đó, loại nước này còn rất thân thiện môi trường, có thể làm giảm lượng hóa chất thải ra nguồn nước.
Cấu tạo, nguyên lý và quy trình hoạt động của thiết bị làm mềm nước cứng
Có rất nhiều thiết bị làm mềm nước được sử dụng hiện nay, tuy nhiên cấu tạo chung thường gồm 6 bộ phận như sau:
- Autovalve hoặc van 5 ngã.
- Hạt nhựa cation khử cứng có tác dụng làm mềm nước.
- Vỏ bình Composite có chứa các hạt nhựa làm mềm nước.
- Bồn chứa dung dịch hóa chất hoàn nguyên để làm mềm nước.
- Phụ kiện đường ống nhựa.
- Cát, sỏi và một số vật liệu đỡ hạt nhựa.
Nguyên lý hoạt động của các máy làm mềm nước:
Trong nước cứng dư thừa các ion magie và canxi vì vậy để loại bỏ những ion này thì phải đưa nước cứng qua bình có chứa các ion mạnh hơn giúp hút bỏ các ion canxi và magie. Sau quá trình, các ion dư thừa trong nước cứng sẽ bị loại bỏ, tạo ra các ion mạnh hơn và tạo ra các hợp chất cacbon không kết tủa.
Quá trình hoạt động của thiết bị làm mềm nước cứng:
- Quá trình lọc: Đây là bước tiến hành trao đổi ion trong cột lọc để loại bỏ độ cứng nhờ vật liệu lọc chứa các hạt trao đổi ion với áp suất từ 1,5 – 2,5 bar. Nước cứng sau quá trình này đã được làm mềm và đưa vào sử dụng.
- Quá trình rửa ngược: Quá trình này giúp rửa ngược vật liệu lọc để làm sạch và loại bỏ những cặn bẩn, mảng bám tích tụ trên các hạt trao đổi ion, thành cột lọc. Sau quá trình rửa ngược, nước thải sẽ theo đường xả đi ra ngoài.
- Quá trình hút muối: Đây là quá trình rửa xuôi, hoạt động bằng cách bơm muối trong các bồn chứa vào cột lọc để tái sinh vật liệu lọc. Kết thúc quá trình, nước thải sẽ được xả bỏ.
- Quá trình rửa muối: Nước được hút vào bể lọc và tiến hành quá trình rửa muối, sau khi rửa nước được thải ra ngoài.
- Quá trình nén vật liệu: Dưới áp lực của bơm vào cột lọc, vật liệu sẽ được ổn định lại như ban đầu còn nước được thải ra ngoài.
Kết thúc 5 quá trình trên, hệ thống lọc nước của thiết bị làm mềm nước cứng sẽ quay trở lại quá trình lọc ban đầu.
Lưu ý khi sử dụng thiết bị làm mềm nước cứng
Thiết bị xử lý nước cứng có nguyên lý và quy trình hoạt động rất đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tuổi thọ của thiết bị khi sử dụng bạn cần chú ý:
- Cần lựa chọn thiết bị có thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng: Cho hộ gia đình, văn phòng, cơ quan, chung cư,…
- Khi lắp đặt không được lắp phần đầu của thiết bị vào nguồn nước nóng và không được làm đóng băng hệ thống.
- Nếu sử dụng cho những nơi có áp lực nước lớn như nhà cao tầng thì cần phải điều chỉnh lượng nước đầu vào ở mức nhỏ bằng cách vặn nhỏ van nước. Trường hợp không cần sử dụng tốt nhất nên khóa van nước đầu vào của hệ thống lọc.
- Khi xảy ra sự cố rò rỉ cần phải khóa ngay nguồn nước đầu vào ở thiết bị lọc và nhờ thợ có chuyên môn đến xử lý.
Thiết bị làm mềm nước cứng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và sức khỏe. Để đảm bảo an toàn cho cả gia đình, bạn đọc nên tìm hiểu và trang bị cho gia đình mình sản phẩm máy lọc nước phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!