Top 7 thực phẩm có tính kiềm bạn cần bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày

Nồng độ kiềm hoặc axit có trong máu sẽ có tác động lớn đến khả năng tiêu hóa của cơ thể. Việc bổ sung những thực phẩm có tính kiềm được đánh giá cao với công dụng giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.

Vì sao phải bổ sung thực phẩm có tính kiềm?

Các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng nhận định, thực phẩm mà chúng ta bổ sung vào cơ thể mỗi ngày sẽ có những tác động trực tiếp tới sức khỏe. Xem xét danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Khi cơ thể tiêu thụ thức ăn có tính kiềm sẽ làm axit dư thừa được trung hò
Khi cơ thể tiêu thụ thức ăn có tính kiềm sẽ làm axit dư thừa được trung hò

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, khi cơ thể tiêu thụ thức ăn có tính kiềm sẽ làm axit dư thừa được trung hòa, đưa môi trường bên trong cơ thể trở nên ổn định, về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải ăn chay, chế độ kiêng thô. Bạn chỉ cần hạn chế các thực phẩm có hại hoặc tính axit cao, thay vào đó là bổ sung nhóm thực phẩm có tính kiềm.

Tác dụng của việc bổ sung thực phẩm có tính kiềm

Theo một cuộc khảo sát mới đây đã cho thấy, có tới 80% thực phẩm được đưa vào cơ thể mỗi ngày có tính axit chẳng hạn như đồ chiên, thịt, nước ngọt, đồ nướng… Nó sẽ gây ra hiện tượng dư thừa axit. Đây cũng là nguyên nhân số một gây ra nhiều bệnh liên quan tới trào ngược axit, bệnh dạ dày, loãng xương, gout hoặc ung thư.

Để tình trạng này được khắc phục, bạn cần phải duy trì độ pH ở trong cơ thể luôn ở mức ổn định từ 7.34 đến 7.45. Bổ sung những thực phẩm có tính kiềm mạnh là việc vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, sửa chữa và hoạt động enzyme trở nên tốt hơn để phòng ngừa, ngăn chặn nhiều loại bệnh.

Điểm tên các thực phẩm có tính kiềm cần bổ sung hàng ngày

Các thực phẩm có tính kiềm cao cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng gồm có:

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh thường có chứa tính kiềm dồi dào. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên người lớn tuổi nên bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày. Trong thành phần của chúng thường có tính kiềm và những khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Một số loại rau xanh nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày gồm có cải xoăn, rau diếp, rau bina, arugula, rau mùi tây…

Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm mang tính kiềm cần được bổ sung hàng ngày. Đây là loại rau thuộc họ cải, trong thành phần có chứa chất phytochemical dồi dào giúp tăng cường quá trình trao đổi estrogen và kiềm hóa cơ thể.

Bông cải xanh là thực phẩm mang tính kiềm cần được bổ sung hàng ngày.
Bông cải xanh là thực phẩm mang tính kiềm cần được bổ sung hàng ngày.

Một tuần bạn có thể bổ sung khoảng 3 lần thực phẩm này. Hãy chế biến bông cải xanh đa dạng bằng việc xào, nấu súp hoặc thêm vào sinh tố, salad đều được. Bên cạnh sở hữu tính kiềm cao, nó còn có chứa lượng chất đắng dồi dào giúp tăng cường quá trình tiêu hóa chất béo diễn ra tốt hơn.

Trái cây có múi nhỏ

Không ít người cho rằng trái cây như cam, quýt thường có tính axit cao và sẽ làm cơ thể gia tăng hàm lượng axit. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, đây là thực phẩm có hàm lượng kiềm rất cao.

Bên cạnh đó, trong thành phần của chanh, cam, bưởi còn có hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng trong việc chống oxy hóa, giải độc cơ thể, ngăn chặn bệnh tật rất tốt.

Rong biển

Trong các loại thực phẩm có tính kiềm thì rong biển được đánh giá rất cao. So với nhiều loại rau biển khác, rong biển có hàm lượng khoáng chất thường cao hơn gấp 10 cho tới 12 lần. Thực phẩm này đã được chứng minh đem tới rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Rong biển có hàm lượng khoáng chất thường cao hơn gấp 10 cho tới 12 lần
Rong biển có hàm lượng khoáng chất thường cao hơn gấp 10 cho tới 12 lần

Một số loại rong biển bạn có thể cân nhắc sử dụng hàng ngày gồm có rong biển Wakame, rong biển sợi Tengusa, rong biển bẹ Kombu, rong biển tấm Nori… Hãy chế biến thành các món xào, nấu, sushi tại nhà hoặc sử dụng kèm với trứng hoặc salad.

Rau củ tươi

Một số loại rau củ như củ sen, khoai môn, khoai lang, cà rốt, củ cải được đánh giá là có hàm lượng kiềm cao. Hơn nữa, những món ăn từ các loại rau củ này thường được sử dụng hàng ngày giúp bồi dưỡng sức khỏe từ salad, món xào, món nấu… Tuy nhiên, trong quá trình chế biến cần chú ý không nên nấu chín quá hoặc hầm lâu vì sẽ khiến dưỡng chất quý bị mất đi.

Quả hạch

Bạn có thể bổ sung các loại hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều trong thực đơn
Bạn có thể bổ sung các loại hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều trong thực đơn

Bạn có thể bổ sung các loại hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều trong thực đơn hàng ngày của mình. Ngoài ra, các loại hạt này còn có hàm lượng chất béo lành mạnh. Nhưng những loại quả này thường có lượng calo khá cao nên cần phải cân nhắc số lượng trong quá trình sử dụng. Tránh bổ sung quá nhiều gây thừa năng lượng hoặc béo.

Nước ion kiềm

Ngoài bổ sung thức ăn có tính kiềm nhiều nhất thì bạn cũng cần chú ý tới nước uống sử dụng hàng ngày. Nước ion kiềm là loại nước có tính kiềm tự nhiên dồi dào tương tự như trong rau xanh. Khi đi vào cơ thể, tính kiềm này sẽ được hấp thu trực tiếp mà không cần phải thông qua chuyển hóa.

Trên đây là danh sách các thực phẩm có tính kiềm bạn nên bổ sung vào trong thực đơn hàng ngày của mình. Chúng sẽ có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn axit dư thừa, chống stress, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Ngay từ bây giờ hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý để tận dụng tối đa lợi ích mà thực phẩm này đem lại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *