Stress oxy hóa và những ảnh hưởng của nó với sức khỏe con người

Stress oxy hóa – một yếu tố quan trọng gây ra các bệnh mãn tính. Để ngăn ngừa và đẩy lùi tác nhân gây bệnh, chúng ta phải giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây ra tổn thương oxy hóa tế bào. Đọc để tìm hiểu những cách can thiệp vào chế độ ăn uống và lối sống giúp ức chế sự tiến triển của quá trình sinh lý có hại này.

Hiện tượng stress oxy hóa là gì?

Stress oxy hóa là một hiện tượng gây ra bởi sự mất cân bằng giữa sản xuất và tích tụ các phản ứng oxy trong tế bào mô. Từ đó, khả năng tự giải độc của hệ thống sinh học bị ảnh hưởng và gây ra phản ứng này. 

Stress oxy hóa - một yếu tố quan trọng gây ra các bệnh mãn tính
Stress oxy hóa – một yếu tố quan trọng gây ra các bệnh mãn tính

Các tế bào của cơ thể tạo ra các gốc tự do trong quá trình trao đổi phá vỡ sự hoạt động bình thường của tế bào. Từ đó, cơ thể muốn duy trì sự cân bằng các nguyên tử phải sinh ra các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tác nhân có hại. Tuy nhiên, hoạt động vật chất trong cơ thể không tiến hành đúng lập trình gây ra sự rối loạn hệ thống trao đổi chất, khiến gốc tự do phát sinh và gây ra hiện tượng stress oxy hóa. 

Các yếu tố gây nên stress oxy hóa như:

  • Chế độ ăn.
  • Cách sống.
  • Các yếu tố môi trường như ô nhiễm và bức xạ

Ngoài ra stress oxy hóa còn xảy ra do phản ứng miễn dịch tự nhiên, loại căng thẳng oxy hóa này dẫn đến tình trạng viêm nhẹ. Tuy nhiên, nó sẽ biến mất khi các enzym sửa chữa lại tổn thương và chống lại các tế bào gốc tự do. Khi stress oxy hóa không được kiểm soát sẽ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây nên các bệnh lý trong cơ thể. 

Cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Quá trình stress oxy hóa là một quá trình bình thường và cần thiết diễn ra trong cơ thể bạn. Mặt khác, khi bên trong cơ thể xảy ra tình trạng mất cân bằng, các tế bào sẽ rối loạn chất chống oxy hóa – tác nhân gây bệnh dẫn đến nhiễm trùng tế bào.

Stress oxy hóa gây ra các loại bệnh: Bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc cứng mạch máu
Stress oxy hóa gây ra các loại bệnh: Bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc cứng mạch máu

Trong một nghiên cứu năm 2015 các nhà khoa học phát hiện ra rằng căng thẳng oxy hóa hạn chế sự lây lan của các tế bào ung thư ở chuột. Tuy nhiên, stress oxy hóa trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào, protein và DNA của cơ thể. Điều này có thể góp phần vào sự lão hóa và là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của một loạt các tình trạng bệnh lý sau: 

  • Stress oxy hóa có thể gây viêm mãn tính: Nhiễm trùng và chấn thương kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào bị các gốc tự do làm hỏng dẫn đến viêm. Tình trạng viêm sẽ biến mất sau khi hệ thống miễn dịch loại bỏ nhiễm trùng hoặc được sửa chữa các mô bị tổn thương.
  • Stress oxy gây thoái hóa thần kinh: Dẫn đến bệnh bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. Các tế bào trong não bộ cần lượng lớn oxy, tuy nhiên khi bị ảnh hưởng bởi stress oxy hóa não bộ sẽ không được cung cấp đủ oxy dẫn đến tổn thương. Trong quá trình stress oxy hóa, các tế bào gốc tự do dư thừa sẽ làm hỏng cấu trúc bên trong tế bào não và thậm chí gây chết tế bào, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
  • Theo thời gian, stress oxy hóa gây ra các loại bệnh: Bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc cứng mạch máu, tình trạng viêm nhiễm, huyết áp cao, bệnh tim…

Nguyên nhân gây ra stress oxy hóa

Trong khi các gốc tự do và chất chống oxy hóa là một phần của hoạt động tự nhiên và lành mạnh trong cơ thể con người. Stress oxy hóa xảy ra khi cơ thể bị mất cân bằng kháng thể hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, stress oxy hóa có thể gây ra tổn thương cho nhiều mô của bạn và dẫn đến một số bệnh theo thời gian. Sau đây là nguyên nhân gây ra stress oxy hóa:

Dầu thực vật ôi thiu gây stress oxy hóa

Màng tế bào của chúng ta được cấu tạo chủ yếu bởi các axit béo, thành phần của chúng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại chất béo chúng ta ăn. Việc tiêu thụ axit béo omega-3 chống viêm có tác dụng rất tốt với cấu trúc và chức năng màng tế bào. Ngược lại, việc tiêu thụ chất béo “ôi thiu” làm tổn hại đến sức khỏe màng tế bào và thúc đẩy quá trình oxy hóa. Các nguồn chính của chất béo “ôi thiu” trong chế độ ăn uống là dầu thực vật công nghiệp (dầu ăn).

Dầu thực vật được cảnh báo nguy cơ gây bệnh cho người dùng
Dầu thực vật được cảnh báo nguy cơ gây bệnh cho người dùng

Dầu thực vật công nghiệp bao gồm: dầu hạt cải, đậu nành, đậu phộng và dầu rum, có nhiều axit béo không bão hòa như omega-6. Omega-6 rất mỏng manh và dễ bị hư hại bởi các yếu tố như nhiệt và ánh sáng. Quá trình sản xuất dầu thực vật công nghiệp đã làm phơi nhiễm các PUFA omega-6 với nhiệt, kim loại và các hóa chất khác; quá trình này làm hỏng các axit béo một cách oxy hóa và tạo ra chất béo “ôi thiu”. 

Các chất béo này hấp thụ từ ruột vào hệ thống tuần hoàn, nơi chúng kích hoạt phản ứng viêm tạo ra các hợp chất gây độc, tấn công tế bào và ảnh hưởng chức năng gan. Chúng cũng được tích hợp vào màng tế bào, tăng tính thấm thấu của màng và làm suy giảm chức năng của tế bào gây ra căng thẳng oxy hóa cơ thể.

Không đủ chất chống oxy hóa 

Chất chống oxy hóa bảo vệ màng tế bào, lipid tuần hoàn và các mô khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Sự thiếu hụt chất chống oxy hóa thúc đẩy tổn thương oxy hóa. Do đó tốt nhất người bệnh nên bổ sung chất chống oxy hóa từ chế độ ăn toàn thực phẩm, giàu chất dinh dưỡng hơn là thực phẩm bổ sung.

Căng thẳng tâm lý mãn tính

Khi bị căng thẳng con người ta sẽ có những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc bất thường gây ra những khó khăn trong cuộc sống và công việc. Khi chúng ta kéo dài tình trạng căng thẳng thì sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần đều xấu theo. Từ đó, gây nên quá trình lão hóa, stress oxy hóa làm cơ thể chúng ta mắc những bệnh lý nghiêm trọng như huyết áp cao, đau ngực, viêm loét dạ dày, ruột kích thích.

Độc tố môi trường

Nguyên nhân stress oxy hóa là gì? Là tác động hàng loạt của chất độc môi trường mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt ở các khu vực đô thị và nấm mốc, hoặc các độc tố sinh học trong các tòa nhà bị hư hại sẽ thúc đẩy stress oxy hóa bằng cách làm cạn kiệt nguồn dự trữ chống oxy hóa trong tế bào. 

Các biện pháp để giảm thiểu tác động của stress oxy hóa lên cơ thể

Không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với gốc tự do gây nên stress oxy hóa. Tuy nhiên, bạn cần có những biệm pháp để giảm thiểu tác động của stress oxy hóa, tăng xúc tác tích cực đối với tinh thần. Điều đó chính là tăng lượng chất chống oxy hóa và giảm sự hình thành các gốc tự do. Các biện pháp để giảm thiểu tác động của stress oxy hóa lên cơ thể cụ  thể như:

Không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với gốc tự do gây nên stress oxy hóa
Không thể tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với gốc tự do gây nên stress oxy hóa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các liệu pháp ngăn ngừa tình trạng căng thẳng oxy hóa chủ yếu là cung cấp đủ chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày. Việc ăn nhiều rau và trái cây tự nhiên là cách tốt nhất để cung cấp cho cơ thể những gì cần để sản xuất chất chống oxy hóa. Một số loại trái cây và rau như:

  • Quả mọng
  • Anh đào
  • Trái cây họ cam quýt
  • Mận khô
  • Xanh lá cây đậm
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Cà chua
  • Quả ô liu

Các ví dụ khác về các nguồn chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống bao gồm cá và các loại hạt như:

  • Vitamin E
  • Vitamin C
  • Nghệ
  • Trà xanh
  • Melatonin
  • Củ hành
  • Tỏi
  • Quế

Bổ sung nước ion kiềm chống stress oxy hóa

Uống nước ion kiềm cũng là cách hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa.  Nước ion kiềm có thể tăng cường hydrat hóa, hỗ trợ tiêu hóa, làm chắc xương và trung hòa axit trong cơ thể. Một vài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện tại Nhật và chứng minh loại nước này có cấu trúc phân tử siêu nhỏ, khả năng thẩm thấu sâu vào từng tế bào, đem đến hiệu quả nhanh chóng. Không những thế nước ion kiềm còn có khả năng chống lão hóa cực tốt khi chứa nhiều phân tử Hydrogen. Mặc dù thế sau khi thực hiện quá trình trung hòa gốc tự do, các phân tử Hydro sẽ không tồn tại lại dưới dạng thiếu electron mà sẽ liên kết với Oxy trong cơ thể để đào thải ra ngoài.  

Uống nước ion kiềm cũng là cách hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa
Uống nước ion kiềm cũng là cách hữu hiệu để ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa

Xây dựng lối sống lành mạnh ngăn stress oxy hóa

Việc lựa chọn một lối sống lành mạnh là một phương pháp ngăn sự tàn phá của stress oxy hóa như:

  • Xây dựng chế độ tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, việc này sẽ giúp cơ thể sinh ra các chất kháng lại các mầm bệnh quanh môi trường sống của chúng ta. 
  • Không hút thuốc và các tác động thụ động từ thuốc lá
  • Thận trọng khi sử dụng với hóa chất, tránh tiếp xúc với bức xạ không cần thiết và những nguồn hóa chất khác như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Có ý thức về môi trường, thân thiện với môi trường như đi xe đạp, trồng cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định…
  • Dùng kem chống nắng để ngăn chặn tia cực tím gây hại cho da của bạn
  • Ngủ đủ giấc để duy trì sự cân bằng trong tất cả các hệ thống trong cơ thể của bạn. 
  • Tránh ăn quá nhiều: Việc bạn nạp vào dạ dày nhiều khối lượng thức ăn sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng oxy hóa thường xuyên so với việc bạn ăn với khẩu phần nhỏ hoặc vừa phải trong những khoảng thời gian nhất định. 

Để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi chúng ta cần nghiêm khắc hơn trong cách sống, tuân thủ chế độ ăn vàng nhiều rau xanh và hoa quả để tránh sự tàn phá của chất oxy hóa. Căng thẳng oxy hóa sẽ không phải là một nỗi lo quá lớn nếu chúng ta tìm hiểu kĩ và biết cách phòng tránh đem lại một cơ thể khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *