Bột sắn dây có tính kiềm hay axit? – Giải đáp của chuyên gia
Nhiều người dùng băn khoăn không biết bột sắn dây có tính kiềm hay axit. Cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng Vua Điện Giải tìm hiểu vấn đề này qua bài chia sẻ kiến thức hữu ích dưới đây.
Bột sắn dây là bột gì? Có phải là bột năng không?
Bột sắn dây hay còn gọi là cát căn có dạng bột được chiết xuất từ củ của cây sắn dây. Đây là một trong những loài cây dây leo có củ rất to và dài. Trong dân gian thường lấy phần củ để dùng làm bột sắn, còn phần lá và rễ dùng làm thuốc để chữa bệnh.
Tinh bột sắn dây có hạt to, màu trắng tinh khiết tự nhiên, vị ngọt bùi và có mùi thơm đặc trưng. Bột sắn dây có thể hòa tan với nước mà không để lại cặn, còn khi pha với nước nóng sẽ tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Vào mùa đông khi các lá cây rụng dần thì người ta đào củ để làm bột sắn dây. Cách thực hiện:
- Củ sắn dây cạo bỏ phần vỏ, đem rửa sạch sau đó xay nhuyễn với nước.
- Để hỗn hợp mới xay nửa ngày cho tinh bột lắng xuống.
- Sau đó chắt bỏ phần nước và đem phần bột thu được đi phơi khô dưới nắng.
- Sau khi phơi dưới trời nắng bột sắn sẽ cứng lại và dùng tay bẻ thành miếng nhỏ để cất trữ.
Ngoài ra, một số người có thể ướp thêm hoa bưởi, hoa lài,… để tạo mùi thơm cho bột sắn dây khi sử dụng.
Có rất nhiều người nhầm lẫn bột sắn dây là bột năng tuy nhiên, 2 loại bột này khác nhau về nguyên liệu và công dụng:
Điểm giống nhau: Bột năng và bột sắn dây đều có màu trắng, sau khi nấu chín sẽ chuyển sang màu trắng trong và có độ kết dính.
Điểm khác nhau:
- Nguyên liệu: Bột năng được làm từ củ sắn còn gọi là củ mì, hay còn gọi là củ khoai mì, còn bột sắn dây được làm từ củ cây sắn dây.
- Hình dạng: Bột năng mịn còn bột sắn dây có dạng miếng.
- Cách sử dụng: Bột năng thường dùng làm chất phụ gia trong nấu ăn nên phải nấu chín mới sử dụng được. Đối với bột sắn dây người dùng chỉ cần pha nước uống liền, ngoài ra cũng có thể dùng để nấu chè, làm trân châu hoặc đồ ăn dặm cho trẻ em.
Công dụng hữu ích từ bột sắn dây
Theo nghiên cứu hiện đại, bột sắn dây có chứa khoảng 60% là tinh bột, protein và 40% thành phần Isoflavon gồm: Pueradin, Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4,… Công dụng của các chất này là:
- Daidzein: Đây là hoạt chất giúp kháng viêm và kháng vi khuẩn rất hiệu quả.
- Genistein: Hoạt chất Genistein có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh bạch cầu.
- Pueritin: Chất này chỉ có ở bột sắn dây có khả năng giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu, ù tai.
- Isoflavone: Đây là hoạt chất chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa và ổn định melanine (sắc tố gây ra nám, sạm da ở phụ nữ).
- Các protein trong bột sắn dây khi kết hợp với lecithin có tác dụng thúc đẩy sản xuất estrogen cho cơ thể.
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình có tác dụng trong việc thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy loại bột này thường được sử dụng rộng rãi trong dân gian.
Một số công dụng của bột sắn dây có thể kể đến như:
- Bổ sung sắt
Khi cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa oxy tới các tế bào dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tức ngực, khó thở. Trong củ sắn dây có chứa đến 1.5mg sắt, do đó chỉ cần uống một cốc bột sắn dây có thể bổ sung 13% lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
- Chống oxy hóa, làm đẹp da
Theo một số nghiên cứu, mỗi ngày cơ thể cần 8% lượng manga để chuyển hóa cholesterol, axit amin nhằm hỗ trợ xương khỏe và chống oxy hóa. Trong bột sắn dây có chứa nhiều thành phần manga và protein, lipid, glucid, axit amin, chất xơ,… Vì vậy, khi dùng nước sắn dây có thể tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa triệu chứng lão hóa rất tốt.
Mỗi ngày dùng 1 cốc nước sắn dây có thể ngăn ngừa sạm da, tẩy tế bào chết, trị tàn nhang, trị mụn nhọt giúp làn da trở nên căng bóng, mịn màng hơn.
- Hỗ trợ tiêu hóa và giúp tăng cân
Bột sắn dây có khả năng kích thích hệ tiêu hóa giúp bạn ăn ngon miệng và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Các chất có trong loại bột này có tác dụng ngăn ngừa viêm loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh đó hàm lượng tinh bột trong bột sắn dây lớn còn có khả năng hỗ trợ tăng cân hiệu quả.
- Giúp xương chắc khỏe
Thiếu canxi là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về cơ xương khớp. Do đó, để ngăn ngừa các bệnh này bạn cần bổ sung lượng canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong 1 cốc sắn dây có chứa đến 30mg canxi, do đó mỗi ngày bạn nên dùng 1 cốc nước bột sắn dây để xương chắc khỏe hơn.
- Giúp giải độc, giải rượu cho cơ thể
Nếu dùng thực phẩm ôi thiu, chứa nhiều chất bảo quản hay các chất hóa học rất dễ bị ngộ độc. Sử dụng nhiều rượu và các loại đồ uống có cồn cũng có thể khiến cơ thể gặp tình trạng ngộ độc. Khi đó có thể sẽ thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn,… Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ cần hòa nước sắn dây thêm 1 ít muối và vài lát chanh rồi uống là được.
- Ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam
Nóng trong người rất dễ gặp phải tình trạng chảy máu cam. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý khác nhau. Khi đó bột sắn dây có tính mát là giải pháp mang lại hiệu quả giảm triệu chứng chảy máu cam tốt nhất. Bạn chỉ cần uống nước bột sắn dây thường xuyên sẽ giúp thanh mát cơ thể, giảm nóng trong người.
- Giảm Cholesterol trong máu
Bột sắn dây có chứa nhiều protein và vitamin nên có khả năng đốt cháy Cholesterol trong máu rất hiệu quả. Nếu thường xuyên sử dụng có thể ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy tim,…
- Giúp cải thiện vòng 1
Bột sắn dây chứa nhiều Protein, Iflavone, Lecithin nên có khả năng sản sinh ra nội tiết tố Estrogen và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ. Nhờ đó mà kích thước vòng 1 sẽ tăng lên đáng kể.
- Tốt cho phụ nữ có thai
Bột sắn dây chứa hàm lượng Folate rất cao (1 cốc chứa 6mg), đây là hoạt chất có vai trò quan trọng trong quá trình tạo DNA và phân chia tế bào. Do đó khi sử dụng bột sắn dây thường xuyên giúp chống lại tình trạng khuyết tật ống thần kinh.
Nguyên liệu bột sắn dây có tính kiềm hay axit?
Bột sắn dây có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số người dùng băn khoăn không biết bột sắn dây có tính kiềm hay axit. Vậy, loại bột này xếp vào nhóm nào?
Vì có tác dụng hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố nên bột sắn dây được xếp vào nhóm kiềm Dương. Khi ăn uống không khoa học sẽ đưa vào cơ thể một lượng lớn các thức ăn giàu axit như đường, thịt, trứng, phô mai,… Các axit này, nếu không được sử dụng hết, sẽ dư thừa và gây hại cho cơ thể. Bột sắn dây có tính kiềm sẽ giúp cơ thể nhanh chóng trung hòa và đào thải các độc tính này ra bên ngoài mà không làm mất sức.
Chính vì vậy, bột sắn dây thường được ứng dụng để trị các chứng bệnh do sử dụng quá nhiều các thức ăn giàu axit. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng để cơ thể phát triển khỏe mạnh hơn.
Tuy có nhiều công dụng rất tốt, nhưng nếu sử dụng bột sắn dây không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, trước khi sử dụng loại bột này bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
Bột sắn dây có tính kiềm hay axit – Lưu ý khi sử dụng hàng ngày
Bột sắn dây thuộc nhóm thực phẩm có tính kiềm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng không dúng cách có thể gây một số tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, khi sử dụng loại bột này trong cuộc sống hàng ngày bạn cần chú ý:
- Bột sắn dây có thể pha với nước nóng hay lạnh để sử dụng. Tuy nhiên, loại bột này có tính hàn, nếu uống sống thường xuyên sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất bạn nên uống chín và cho thêm ít đường.
- Kết hợp bột sắn dây với các thực phẩm khác một cách bừa bãi có thể làm giảm tác dụng. Đặc biệt bạn không được pha bột sắn với mật ong vì kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ tạo ra chất độc có thể lấy đi tính mạng người dùng.
- Bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên uống quá 1 ly/ ngày. Nếu dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng và có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Người dùng không nên ướp hoa bưởi với bột sắn dây vì cách này có thể làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Bột sắn dây có tác dụng tốt với phụ nữ mang thai tuy nhiên trường hợp có dấu hiệu bị động thai, nhiễm lạnh, mệt mỏi, tụt huyết áp hoặc sắp sinh thì tuyệt đối không nên sử dụng.
- Các cơ quan trong cơ thể trẻ còn yếu, bột sắn dây lại có tính hàn do đó nếu cho trẻ dùng quá nhiều hoặc dùng sống sẽ dẫn đến tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy. Tốt nhất bạn nên cho trẻ dùng 1 lượng nhỏ và nên pha bằng nước nóng để trẻ dễ hấp thụ hơn.
- Thời điểm uống bột sắn dây mang lại hiệu quả tốt nhất là vào thời gian sau khi ăn trưa hoặc ăn tối từ 30 phút – 1 tiếng. Bạn cần tránh uống vào buổi sáng, ban đêm hoặc khi bụng đói để không gặp phải tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…
- Một lưu ý nữa dành cho bạn đó là không nên sử dụng bột sắn dây đã có dấu hiệu ẩm mốc hay mối mọt. Vì khi đó bột đã bị biến chất dễ gây ngộ độc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi bột sắn dây tính kiềm hay axit. Loại bột này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vì vậy bạn đọc có thể tìm hiểu và sử dụng thường xuyên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!