Giải đáp của chuyên gia: Nước bọt có tính kiềm hay axit?
Nước bọt tưởng như vô hại nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Đặc biệt, qua nước bọt còn giúp nhận biết một số bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. Vậy, nước bọt có tính kiềm hay axit và có giải pháp nào mang đến lợi ích cho sức khỏe tương tư như nước bọt không?
Tác dụng hữu ích của nước bọt đối với cơ thể
Để nhận biết được nước bọt tính kiềm hay axit, bạn cần phải hiểu về nước bọt và vai trò của chúng đối với cơ thể con người.
Nước bọt (nước miếng, nước dãi) là một hỗn hợp dịch nhầy, màu sắc trong được tiết ra từ các tuyến nước bọt trong khoang miệng. Thành phần bao gồm 99,5% nước và 1% còn lại chứa chất điện giải, chất nhầy, hợp chất kháng khuẩn và một số loại enzyme khác.
Theo Đông y, nước bọt vị mặn, tính bình, không gây độc, là loại tân dịch hình thành bởi sự kết hợp tinh túy nhất giữa nước và ngũ cốc. Công dụng của chúng là nhuận ngũ tạng, bổ não ích tủy, giải độc trừ tà, làm tăng nguyên khí ở đan điền, tăng tân dịch, làm sáng mắt, mềm da, thông khiếu và kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, thường được dùng để bồi bổ tạng phủ, chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, bỏng da, phá các màng mộng, giải độc,…
Trong Y thư cổ đã viết: “Nước bọt nhiều, ngậm trong miệng và nuốt đi có thể nhuận ngũ tạng, làm đẹp da, làm con người trường sinh bất lão”.
Một số vai trò quan trọng của nước bọt đối với con người có thể kể đến như:
Chất bôi trơn quan trọng
Trong nước bọt có chứa nhiều dịch nhầy có vai trò “bôi trơn” thực phẩm từ đó giúp cho việc ăn nhai diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nước bọt còn giữ cho khoang miệng luôn đủ độ ẩm, không bị khô rát, khó chịu. Từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn có hại phát triển và gây ra bệnh nha chu.
Khả năng cầm máu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thược Viện sức khỏe Hoa Kỳ, trong nước bọt có chứa một loại protein có khả năng đông máu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giúp lành thương nhanh chóng gọi là LSPI. Chính vì vậy, khi nhổ răng nước bọt sẽ hỗ trợ cầm máu khá tốt. Hoặc khi bị đứt tay dùng nước bọt có thể giúp cầm máu và làm sạch vết thương.
Khả năng diệt khuẩn
Nước bọt có khả năng trung hòa acid và chứa thành phần kháng khuẩn nên có thể ngăn ngừa các bệnh nha khoa như nhiễm trùng khoang miệng, viêm lợi, sâu răng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nước bọt còn giúp loại bỏ mảng bám, mảnh vụ thức ăn – môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Từ đó giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Bên cạnh đó, trong nước bọt có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần là opiophin. Vì vậy, nếu bôi nước bọt lên vùng da nổi mụn nhọt, sưng đau, mẩn ngứa có hiệu quả giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm rất tốt.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nước bọt có tác dụng làm mềm thức ăn từ đó giúp quá trình vận chuyển thức ăn vào dạ dày đường ruột dễ dàng hơn. Đồng thời, trong nước bọt có chứa Enzyme hỗ trợ tiêu hóa tinh bột. Qua đó giúp cơ thể sẽ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất này hơn.
Chống lão hóa
Trong nước bọt có chứa các Hormone và globulin A mang đến hiệu quả kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa sự lão hóa và suy thoái của các tổ chức cơ thể. Chính vì vậy, người già – đối tượng bị lão hóa, tiết nước bọt ít và thường xuyên gặp phải tình trạng khô miệng.
Ức chế các tế bào ung thư
Nước bọt còn có nhiều IgA cùng các hormon giúp thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào. Qua đó giúp ức chế các tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.
Cảnh báo bệnh lý cho cơ thể
Ngoài giữ vệ sinh và phòng ngừa bệnh lý răng miệng, nước bọt còn giúp phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của cơ thể:
- Nước bọt có màu trắng và hơi vón cục: Báo hiệu nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng do nấm men Candida albicans gây ra.
- Nước bọt có vị đắng hoặc chua: Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang mắc chứng trào ngược acid dạ dày. Ngoài vị đắng và chua, khi bị trào ngược dạ dày thường kèm theo triệu chứng hơi thở hôi hay buồn nôn.
- Nước bọt bị dính nhớp trên lưỡi: Đây là dấu hiệu cho thấy bạn thường xuyên thở bằng miệng.Thói quen này được đánh giá không tốt cho sức khỏe và còn là dấu hiệu của chứng ngưng thở lúc ngủ.
Nước bọt có tính kiềm hay axit – Giải đáp của chuyên gia
Nước bọt mang tính kiềm hay axit? Theo thang đo độ pH, độ pH của nước bọt gần 7.0 – đây là nồng độ thuộc tính axit. Vì vậy, nước bọt nằm trong nhóm có tính axit và có tính axit nhẹ.
Nếu độ pH nước bọt của bạn không ổn định, vi khuẩn có hại dễ dàng sinh sôi trong môi trường ẩm ướt và vết nứt của răng. Tính axit của nước bọt có thể ăn mòn dần men răng dẫn đến tình trạng răng bị sâu. Ngoài ra, men răng khi bị ăn mòn còn khiến cho răng bị ê buốt, chân răng yếu đi dễ bị lung lay hơn. Bên cạnh đó, axit trong nước bọt nhiều còn khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu
Không chỉ vậy, tính axit trong nước bọt tăng cao còn là dấu hiệu cảnh báo dạ dày và tiêu hóa đang gặp vấn đề. Bạn có thể dùng giấy đo độ pH để tự kiểm tra tại nhà. Nếu có dấu hiệu tăng nhẹ thì nên ăn các thực phẩm có tính kiềm, đặc biệt là thực phẩm giàu arginine như thịt đỏ, thịt gia cầm để làm giảm tính axit của nước bọt. Nếu axit tăng cao tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra chính xác và hướng dẫn cách khắc phục.
Tiết nước bọt quá nhiều hoặc quá ít có sao không?
Lượng nước bọt được tiết ra trong ngày thay đổi theo từng thời điểm và tùy thuộc vào hoạt động chức năng của cơ thể. Trung bình, tổng lượng nước bọt tiết ra hàng ngày có thể dao động từ 500 – 600ml cho đến 1,5 – 2 lít tùy người.
Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng tiết nước bọt quá ít hoặc quá nhiều. Cả hai tình trạng này đều báo hiệu nguy cơ mắc một số bệnh bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:
Tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết ra nhiều nước bọt có thể do ăn thức ăn cay nóng, thực phẩm có tính axit,… Đây là dấu hiệu bình thường do các thực phẩm này có khả năng kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nếu tiết nhiều nước bọt không rõ nguyên nhân hoặc tình trạng này kéo dài rất nguy hiểm. Khi đó bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hay tình trạng sau:
- Mắc một số bệnh lý như: Bệnh xơ cứng teo cơ bên trái (ALS), liệt Bell’s, bại não, trào ngược dạ dày thực quản, lưỡi mở rộng, Parkinson, bệnh dại, đột quỵ,…
- Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh như Klonopin, thuốc tâm thần phân liệt gọi là clozapine.
- Ngoài ra ở phụ nữ tiết nước bọt nhiều kèm buồn nôn có thể là dấu hiệu mang thai.
Tiết ít nước bọt
Nước bọt tiết ra ít hơn so với bình thường dẫn đến khô miệng, khiến nướu, lưỡi và các mô khác trong miệng bị sưng khó chịu. Đồng thời khô miệng còn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển mạnh dẫn đến hôi miệng, sâu răng và mắc các bệnh nha chu khác. Nếu bị khô miệng, bạn cũng có thể nhận thấy vị giác bị thay đổi.
Khô miệng thường do một số nguyên nhân: HIV/AIDS, hội chứng Sjogren, tiểu đường, tắc nghẽn ống nước bọt, mất nước, phản ứng căng thẳng, hút thuốc lá, sử dụng một số thuốc Tây y, thực hiện hóa trị hoặc xạ trị,…
Giải pháp giúp cân bằng lượng nước bọt
Để nước bọt tiết ra ở liều lượng cho phép và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng bạn cần:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng.
- Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất có trong rau xanh, hoa quả tươi.
- Uống từ 1,5 – 3 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, giúp đào thải độc tố và phòng ngừa nguy cơ mất nước dẫn đến khô miệng.
- Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tuyến nước bọt.
- Cần thường xuyên đến nha khoa thăm khám để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng.
Nước bọt có tính kiềm hay axit? – Giải pháp mang đến lợi ích cho sức khỏe tương tự như nước bọt
Câu trả lời cho câu hỏi nước bọt có tính kiềm hay axit đó là nước bọt mang tính axit nhẹ. Do đó, khi bị tác động bởi chế độ ăn uống hay một số nguyên nhân khác thì có thể dẫn tới bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, đâu là giải pháp giúp cân bằng axit trong nước bọt và bảo vệ sức khỏe tốt nhất hiện nay?
Theo chuyên gia, nước ion kiềm điện giải được đánh giá là giải pháp mang lại lợi ích cho sức khỏe tương tự như nước bọt. Vì loại nước này được sản xuất bằng công nghệ điện giải để tách nước thành ion H+ và OH-, có tính kiềm (độ pH > 7.0) và giàu hydro. Chính vì vậy, nước ion kiềm có vị thanh mát tự nhiên, rất giàu vi khoáng và chất chống oxy hóa.
Đặc biệt, nước ion kiềm còn có khả năng trung hòa axit trong nước bọt. Nhờ đó, khi dùng nước này hàng ngày, ngoài bổ sung nước cho cơ thể còn giúp bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về nước bọt có tính kiềm hay axit. Nước bọt có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì vậy bạn cần có thói quen sống tích cực để không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nước bọt. Từ đó có thể phòng ngừa bệnh lý nhất là bệnh răng miệng hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!