Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể và phương pháp giúp cân bằng
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể là yếu tố quan trọng nhằm xác định tình trạng sức khỏe hiện tại. Chi tiết về cách kiểm tra và phương pháp cải thiện chúng tôi sẽ bật mí ngay trong bài viết sau.
Tại sao phải kiểm tra độ pH trong cơ thể?
Về mặt khoa học, pH là chữ viết tắt của hydro tiềm năng. Độ pH cao có nghĩa là các dung dịch có tính kiềm và giàu oxy hơn. Độ pH càng thấp thì dung dịch này càng có tính axit và mất oxy. Các phép đo pH được thực hiện trên thang số được gọi là thang đo pH. Nó thường nằm trong khoảng từ 0 đến 14, trong đó độ pH bằng 7 là trung tính, lớn hơn 7 là bazơ và nhỏ hơn 7 là axit. Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể sẽ giúp chúng ta biết được các thông số pH của cơ thể thuộc thang đo nào.
Độ pH của cơ thể có sự thay đổi khác nhau do từng cơ quan chứa chất lỏng có giá trị pH khác nhau. Ví dụ, độ pH trong nước bọt của chúng ta dao động từ 6,5 đến 7,5 với chức năng chính là phân hủy thức ăn. Nếu độ pH của nước bọt nằm ngoài phạm vi này, chức năng của nó sẽ bị hạn chế nghiêm trọng. Khi thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, nó sẽ tiếp xúc với nhiều chất lỏng khác với độ pH khác nhau. Mặt khác, độ pH trong dạ dày là từ 1,5 đến 4 – rất có tính axit. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, tuy nhiên nếu chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit thì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Máu cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng độ pH. Độ pH của máu thường hơi kiềm (pH từ 7,35 đến 7,45). Nghiên cứu cho thấy rằng trong cách kiểm tra độ pH của cơ thể nếu máu nằm ngoài phạm vi kiềm nhẹ thì cơ thể sẽ khó chữa lành bệnh. Chỉ khi đưa độ pH trở lại phạm vi tối ưu mới có thể hỗ trợ cho việc chữa bệnh được tốt nhất.
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể và các vấn đề liên quan
Việc không kiểm tra thường xuyên hoặc áp dụng sai cách kiểm tra độ pH trong cơ thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, có một số vấn đề liên quan đến độ pH điển hình như:
- PH thấp – pH cơ thể có tính axit
Độ pH cơ thể thấp hoặc có tính axit là những gì thường thấy trong cơ thể con người. PH thấp thường được biểu thị bằng sự suy giảm từ 0,3 đến 0,5 độ pH trong cơ thể. Trường hợp xấu hơn độ pH cơ thể có thể giảm xuống dưới 6,8. Ở độ pH này, các tế bào dường như ngừng hoạt động và bệnh nhân có thể bị tử vong do sự thay đổi pH cản trở mọi hoạt động sống.
Nói chung, độ pH trong cơ thể mất cân bằng có thể dẫn đến mất cơ, nhạy cảm với insulin, thoái hóa xương, đau đầu và mất năng lượng nói chung. Các bệnh nặng hơn bao gồm nhiễm toan. Nó xảy ra khi thận và phổi không thể giữ cân bằng độ pH trong cơ thể. Nhiễm toan có đặc điểm là độ pH trong máu thấp hơn 7,35 và có thể do nhiều nguyên nhân như suy nội tạng, chế độ ăn nhiều carbohydrate, lạm dụng rượu,…
- PH cao – pH cơ thể có tính kiềm
Bên cạnh đó cách kiểm tra độ pH trong cơ thể cũng sẽ cho biết độ pH cao hoặc có tính kiềm. Sự gia tăng độ pH của cơ thể hiếm hơn sự giảm xuống, do đó không được ghi nhận nhiều. Tuy nhiên, độ pH cơ thể cao cũng có thể có những tác động nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Đây được gọi là nhiễm kiềm chuyển hóa và là một bệnh rất nặng. Nhiễm kiềm chuyển hóa có tỷ lệ tử vong từ 65 đến 80% khi độ pH tăng lên. Nhiễm kiềm chuyển hóa thường được thấy là do mất quá nhiều chất lỏng hoặc các chất điện giải như natri và kali.
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể
Bạn nên biết cách kiểm tra độ pH trong cơ thể của mình để xác định xem liệu độ pH có ổn định hay không. Dưới đây là những cách kiểm tra độ pH thông dụng:
- Kiểm tra pH nước tiểu
Trong các cách kiểm tra độ pH của cơ thể thì kết quả xét nghiệm nước tiểu cho biết cơ thể bạn đang hấp thụ các khoáng chất tốt như thế nào, đặc biệt là canxi, magiê, natri và kali.
Nước tiểu ở những người khỏe mạnh sẽ có tính axit nhẹ với độ pH trong khoảng từ 4.8-8.5. Nếu độ pH= 4 tức là nước tiểu đang có tính axit mạnh và pH= 9 tức là nước tiểu đang có tính bazơ. Độ axit cao hay thấp của nước tiểu phản ánh tình trạng sức khỏe của từng người, nhất là chức năng thận. Cụ thể nếu pH>= 9 thận của bạn có thể đang mắc viêm bàng quang, viêm bể thận. Nếu pH thấp, có thể bạn đang bị đái tháo đường. Ngoài ra, các bệnh dạ dày cũng có thể được xác định qua độ pH của nước tiểu. Chỉ số pH đánh giá tính acid hoặc kiềm của nước tiểu thông qua nồng độ H+ tự do.
- Kiểm tra pH nước bọt
Kết quả xét nghiệm nước bọt cho biết hoạt động của các enzym tiêu hóa trong cơ thể bạn, đặc biệt là hoạt động của gan và dạ dày. Điều này cho thấy dòng chảy của các enzym chạy qua cơ thể và tác dụng của chúng đối với tất cả các hệ thống tế bào. Một số người sẽ có kết quả đo pH có tính axit từ cả nước tiểu và nước bọt – đây được gọi là “axit kép”.
Độ pH của nước bọt đại diện cho nồng độ pH của hầu hết các chất lỏng trong cơ thể bạn. Điểm chuẩn từ 6,8 trở lên là lý tưởng, trong khi 6,2 là bình thường. Cách kiểm tra độ pH này được xác định như sau: Trước khi ăn, người bệnh hãy cho ra thìa một lượng nước bọt, sau đó nhúng giấy quỳ. Kiểm tra hai hoặc ba tuần một lần sau khi thay đổi chế độ ăn uống 80/20. Độ pH của bạn sẽ tăng dần theo hướng tăng độ kiềm. Nếu trước bữa ăn, bạn ở mức 6,8 và sau ăn nó tăng lên 8,0 hoặc cao hơn, đó là lý tưởng. Nếu trước đó bạn đang ở mức 6.2 và sau đó nó tăng cao hơn, điều đó vẫn tốt. Nhưng nếu trước bữa ăn, bạn đo độ pH trong khoảng 5,5 đến 5,8 trên thang độ pH và sau khi ăn không có thay đổi, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải kiềm hóa cơ thể của mình. Cơ thể của bạn đang có độ axit cao với lượng khoáng chất dự trữ không đầy đủ.
Chú ý về cách kiểm tra độ pH trong cơ thể bằng nước bọt là: Bất kể độ pH của bạn trước bữa ăn là bao nhiêu, nếu sau đó nó giảm xuống thì đó là dấu hiệu của việc độ pH đang bị sai lệch do tác động của cảm xúc.
Khi khỏe mạnh, độ pH của máu là 7,4, độ pH của dịch tủy sống là 7,4 và độ pH của nước bọt là 7,4. Vì vậy, đo độ pH của cơ thể xác định qua nước bọt tương đương với dịch ngoài tế bào … Xét nghiệm pH của nước bọt thể hiện tính nhất quán và dấu hiệu vật lý xác định của hội chứng thiếu canxi ion … Độ pH của người không bị thiếu hụt và khỏe mạnh nằm trong khoảng 7,5 (xanh lam đậm) đến 7,1 (xanh lam) hơi kiềm. Phạm vi từ 6,5 (xanh lam-xanh lục) là có tính axit yếu đến 4,5 (màu vàng nhạt) có tính axit mạnh lần lượt thể hiện các trạng thái từ thiếu nhẹ đến thiếu mạnh. Hầu hết trẻ em có màu xanh lam đậm, độ pH là 7,5. Hơn một nửa số người lớn có màu xanh lục-vàng, độ pH từ 6.5 trở xuống. Đó là phản ánh sự thiếu hụt canxi của quá trình lão hóa và các khiếm khuyết trong lối sống.
Các cách để khôi phục sự cân bằng độ pH cơ thể
Rất nhiều người thắc mắc ăn gì để cân bằng độ pH? Để giải thích điều này, các nghiên cứu chỉ ra: Thực phẩm, đồ uống, chất bổ sung và thuốc mà chúng ta tiêu thụ có tác dụng tạo axit nhẹ, vừa phải hoặc cao khi ăn vào. Thực phẩm có tính axit cao không chỉ làm thay đổi độ pH của cơ thể mà còn gây viêm nhiễm. Vì vậy để cân bằng pH cơ thể, bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
- Ăn hầu hết các thực phẩm có tính kiềm
Chúng ta nên bổ sung thực phẩm kiềm trong chế độ ăn của mình gồm 20% axit và 80% thực phẩm kiềm. Các thực phẩm kiềm hóa mạnh như rau và trái cây, kê, kiều mạch và hạnh nhân,… Ngoài ra bạn cũng nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước để phục vụ nhu cầu thải độc tố ra khỏi cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung thực phẩm kiềm vào chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng để trung hòa axit và đảm bảo cân bằng.
- Uống nước ion kiềm
Sử dụng nước ion kiềm cũng là một trong những cách cân bằng độ pH hiệu quả. Lý do là bởi loại nước này được tạo ra từ máy điện giải, có đặc tính giàu kiềm với độ pH trải dài từ 8- 9.5. Ngoài ra với kích thước siêu nhỏ, khi dung nạp vào cơ thể nước ion kiềm sẽ giúp bù điện giải và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả, người dùng nên cân nhắc sử dụng nước ion kiềm trực tiếp từ máy điện phân thay vì nước kiềm đóng chai. Việc đựng nước ion kiềm trong chai theo thời gian dài sẽ khiến các hydrogen mất đi giá trị và không còn tác dụng như ban đầu.
- Ngâm tắm kiềm dầu
Thực hiện cách tắm sau 2-3 lần / tuần để giúp kéo các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bắt đầu bằng cách làm sạch da, sau đó ngâm mình 20 phút trong bồn tắm có chứa: 1 cốc muối Epsom + 1 hộp nhỏ baking soda (chất kiềm hóa mạnh nhất an toàn cho người). Có thể thêm tối đa mười viên gừng.
Trên đây là các cách kiểm tra độ pH trong cơ thể mà bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi những tác động xấu của bên ngoài.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!